Quy mô lao động bình quân của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 90)

TT Chỉ tiêu Nhóm I (n = 30) Nhóm II (n = 30) Nhóm III (n = 30)

1 Lao động tại gia 2,3 2,5 3,1

2 Lao động đi thuê 0 1,5 3,6

Tổng 2,3 4,0 6,7

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Ớ nhóm II lao động chủ yếu vẫn là lao động gia đình nhưng vẫn phải thuê thêm người vì công việc khá nhiều như cho gà ăn, chăm sóc gà, vệ sinh chuồng trại.Trung bình một trang trại phải thuê thêm 1,5 lao động. Công lao động khoảng 100 ngàn đồng/ngày. Lao động đi thuê thường không có kiến thức chăm sóc gà tốt vì thế đây cũng là một yếu tố không tốt làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của hộ. Bên cạnh đó có vài chủ hộ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi gà thịt làm cho tình hình chăn nuôi tại hộ đi xuống.

Đối với chăn nuôi gà nhóm III, do chăn nuôi theo quy mô lớn nên số lao động tại nhà được tận dụng lại phải thuê thêm 3,6 lao động nữa. Và mỗi nhân công thuê phụ trách một mảng công việc riêng.

Trung bình nhóm I cần 2,3 lao động, nhóm II cần 4 lao động, nhóm III cần 6,7 lao động. Nhờ phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại sẽ tạo được thêm việc làm cho người dân ở huyện nhưng bên cạnh đó các chủ hộ cần nâng cao kiến thức về chăn nuôi gà, được tập huấn kĩ thuật tốt thì mới đáp ứng được nhu cầu trong chăn nuôi.

4.1.2.2. Về các doanh nghiệp

Vai trò của các doanh nghiệp có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong phát triển liên kết chăn nuôi nói chung, nhất là đối với chăn nuôi gà thịt ATTP. Sự phát

kết cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, chăn nuôi như: giống, phân bón, thuốc thú y; cũng như giúp các hộ chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp ở địa bàn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành chăn nuôi của huyện. Các doanh nghiệp ở địa bàn bao gồm: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Group, công ty Hòa Phát, Dabaco, RYD, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ương DTK,… Sự phối hợp tham gia của các doanh nghiệp và người chăn nuôi đi vào hoạt động đã bước đầu hình thành được các chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, tiêu thụ giúp người nông dân giảm rủi ro trong chăn nuôi và phần nào giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, các hình thức liên kết này đã giúp nông dân bỏ dần thói quen sản xuất manh mún, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản và đặt nền móng cho việc hình thành chuỗi truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xây dựng chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn do chăn nuôi chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán. Trong số này, chỉ một phần đứng được trong chuỗi của doanh nghiệp, còn phần lớn vẫn là do người chăn nuôi tự sản xuất và tìm đầu mối là thương lái để tiêu thụ. Thói quen tùy tiện trong tổ chức sản xuất và chấp hành các quy trình của phần lớn người chăn nuôi cũng là những trở ngại đáng kể trong vấn đề xây dựng, phát triển chuỗi liên kết,…

Để dần hình thành các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, đưa lĩnh vực chăn nuôi phát triển bền vững, ngành Nông nghiệp của tỉnh đang cùng với các địa phương “sắp xếp” lại ngành chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức công nghiệp. Trong đó, giải pháp được đưa ra là có những tác động về mặt chính sách nhằm thúc đẩy ngành nghề này phát triển một cách hiệu quả. Tập trung chỉ đạo nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tuyên truyền, khuyến cáo trang trại, gia trại ứng dụng các qui trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, VietGAP và người tiêu dùng về sản xuất, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm an toàn. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện tốt công tác khuyến nông chăn nuôi. Đẩy mạnh liên kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp nhằm tạo ra được chuỗi cung ứng sản phẩm ổn định, đủ sức

cạnh tranh trên thị trường khi tham gia hội nhập…

Bảng 4.6. Tình hình phát triển loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Đơn vị tính: số DN

Chỉ tiêu

Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 Tốc độ PTBQ

1. Phân theo quy mô 7 8 8 114,3 100,0 106,9

- Lớn - - - - - - - Trung bình - - - - - - - Vừa và nhỏ 7 8 8 114,3 100,0 106,9 2. Phân theo lĩnh vực SXKD 7 8 8 114,3 100,0 106,9 - Giống 2 2 2 100,0 100,0 100,0 - Phân bón 1 1 1 100,0 100,0 100,0 - Tổng hợp 4 5 5 125,0 100,0 111,8 3. Loại hình DN 7 8 8 114,3 100,0 106,9 - Nhà nước - - - - - - - Cổ phần 4 4 4 100,0 100,0 100,0 - Tư nhân 1 2 2 200,0 100,0 141,4 - TNHH 2 2 2 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (2016-2018) Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn năm 2016 là 7 doanh nghiệp, đến năm 2018 là8 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh giống, 1 doanh nghiệp kinh doanh phân bón và 5 doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Trong 8 doanh nghiệp đó có 4 doanh nghiệp là doanh nghiệp cổ phần, 2 doanh nghiệp tư nhân, 2 doanh nghiệp TNHH. Như vậy sự phát triển của các doanh nghiệp ở địa bàn là khá đa dạng, về cơ bản đáp ứng được bước đầu nhu cầu các yếu tố đầu vào cho các hộ chăn nuôi tham gia vào quá trình sản xuất và đẩy mạnh được quá trình

tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp nông nghiệp ở trên địa bàn đều là loại hình doanh nghiệp nhỏ, vốn cũng như các nguồn lực còn hạn chế. Do vậy ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, cung ứng sản phẩm phục vụ sản xuất cho các hộ chăn nuôi và rất cần sự hỗ trợ từ các cấp các ngành cho sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trên địa bàn.

4.1.3. Thực trạng phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

4.1.3.1. Phát triển liên kết cung ứng nguyên liệu đầu vào

a. Liên kết về giống

Sơ đồ 4.1. Các tác nhân tham gia liên kết cung ứng giống gà thịt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Liên kết trong cung ứng giống tập trung vào hai đối tượng chính là Nhà nông và các doanh nghiệp. Trong đó, mối liên kết giữa các nhà nông với nhau và Nhà nông - Doanh nghiệp thể hiện rõ nhất với tỷ lệ tham gia liên kết tương ứng là 43,3% và 42,2%.

Trong chăn nuôi gia cầm, những hộ chăn nuôi quy mô lớn có nhu cầu về con giống rất cao. Do vậy, tỷ lệ liên kết giữa Nhà nông với doanh nghiệp cũng tương đối cao.

Tuy nhiên hình thức liên kết này vẫn chủ yếu là liên kết phi chính thống (Chiếm 89,7%). Khi có nhu cầu giống, Nhà nông thường liên hệ với các công ty giống, không thông qua ký kết hợp đồng. Trong quá trình mua, để đảm bảo tính ràng buộc, Nhà nông mua giống phải đặt cọc (trả tiền trước một phần) cho các công ty hoặc đơn vị kinh doanh con giống.

Riêng với sản phẩm giống gia cầm, còn có hình thức liên kết tương đối chặt chẽ giữa Nhà nông với Doanh nghiệp thông qua một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc lớn và có uy tín như CP giống và chăn nuôi gia cầm Phú Thọ cung ứng trực tiếp giống cho các hộ/trang trại nuôi quy mô lớn. Chất lượng giống

Nhà nông

Hộ Hộ

Doanh nghiệp

trong liên kết tương đối đảm bảo do giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được tiêm phòng, kiểm dịch chất lượng. Đây là mô hình nên được khuyến khích bởi có sự gắn kết giữa doanh nghiệp cung ứng giống đến tận các hộ chăn nuôi.

Bảng 4.7. Tình hình liên kết cung ứng giống trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

ĐVT: Tỷ lệ % tham gia liên kết

Chỉ tiêu Các mối liên kết Hộ - Hộ (n=90) Hộ - DN (n=90) DN-DN (n=25)

1. Tỷ lệ tham gia liên kết

- Liên kết chính thống - Liên kết phi chính thống

2. Phương thức thanh toán

- Trả trước khi nhận hàng - Trả ngay khi nhận hàng - Trả sau khi nhận hàng 3. Chất lượng giống - Đảm bảo - Không đảm bảo 4. Giá - Chấp nhận giá - Giá thỏa thuận

42,2 5,3 94,7 7,9 73,7 18,4 65,8 34,2 23,7 76,3 43,3 10,3 89,7 2,6 82,0 15,4 84,6 15,4 79,5 20,5 36,0 55,6 44,4 22,2 66,7 11,1 88,9 11,1 77,8 22,2 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Đối với nhóm Nhà nông quy mô nhỏ và tỷ lệ liên kết thấp, xuất hiện liên kết theo nhóm 2,3 hộ có quan hệ gia đình thường kết hợp với nhau để mua giống từ các doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh giống. Điều đó đặt ra yêu cầu với doanh nghiệp và các cấp chính quyền trong việc tổ chức cung ứng giống để tăng sự gắn kết trong cung ứng giống. Bên cạnh đó là hình thức liên kết hộ chăn nuôi với hộ giữ vai trò là các đại lý ấp trứng ở địa phương, mức độ liên kết của loại hình này thường không chặt chẽ do chất lượng, nguồn gốc giống không đảm bảo, tuy nhiên lợi thế của loại hình liên kết này là giá giống rẻ hơn và đáp ứng kịp thời hơn.

Biểu đồ 4.1. Tình hình phát triển liên kết về giống qua các năm

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Biểu đồ 4.1 cho thấy tình hình phát triển liên kết chung về giống qua giữa các tác nhân (giữa Nhà nông – Nhà nông, Nhà nông – Doanh nghiệp và Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) trong mối liên kết có xu hướng tăng đều qua giai đoạn 2016 – 2018. Nhìn chung các mối liên kết này vẫn ở mức thấp, vẫn là các liên kết phi chính thống giữa hộ/trang trại với nhau, chưa đạt tỷ lệ liên kết là 50% (năm 2016 đạt khoảng 31% đến năm 2018 đạt được là 43,3%). Từ đó cho thấy công tác liên kết về giống giữa các tác nhân vẫn còn hạn chế dẫn đến một số nhóm hộ nông dân vẫn chưa tiếp cận được giống chất lượng làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ/các trang trại.

Hộp 4.1. Mô hình nhóm liên kết giữa các Nhà nông với cơ sở, doanh nghiệp trong cung ứng giống ở xã Văn Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ

Để lựa chọn giống tốt một số hộ/trang trại liên kết với nhau chung tiền mua giống từ các cơ sở/doanh nghiệp giống có uy tín ở xã Văn Miếu. Đây là mô hình liên kết góp phần mang lại lợi ích cho Nhà nông trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển, đảm bảo chất lượng giống.

(Nguồn: Phỏng vấn ông Lê Văn Thắng – Chủ tịch UBND xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Hộ - Hộ Hộ - DN DN - DN % 2016 2017 2018

b. Liên kết về vốn

Sơ đồ 4.2. Các tác nhân tham gia liên kết cung ứng vốn chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Hình thức liên kết trong cung ứng vốn cho chăn nuôi gà thịt ATTP chủ yếu xuất phát từ nhu cầu vay vốn của Nhà nông chăn nuôi gia cầm quy mô lớn và quy mô trung bình.

Bảng 4.8. Tình hình liên kết cung ứng vốn trong chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

ĐVT: Tỷ lệ % tham gia liên kết

Chỉ tiêu Các mối liên kết Hộ - Hộ (n=90) Hộ - DN (n=90) DN-DN (n=25)

1. Tỷ lệ tham gia liên kết

- Liên kết chính thống - Liên kết phi chính thống 2. Lượng vốn vay

- Đáp ứng đủ nhu cầu - Chưa đáp ứng đủ nhu cầu 3. Mức lãi suất - Cao - Ưu đãi - Bình thường 4. Thời hạn vay - Có kỳ hạn - Không có kỳ hạn 5. Thủ tục vay vốn - Rườm rà - Thuận lợi 20,0 5,6 94,4 83,3 16,7 5,6 44,4 50,0 22,2 77,8 5,6 94,4 37,8 2,2 97,8 91,1 8,9 11,8 26,5 61,7 100 - 38,2 61,8 92,0 91,3 8,7 64,4 35,6 34,8 8,7 56,5 100 - 34,8 65,2 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Nhà nông

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ tham liên kết trong các mối liên kết giữa các Nhà nông (Nhà nông - doanh nghiệp (ngân hàng) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gia cầm - doanh nghiệp tín dụng (Ngân hàng) tương ứng là 20,0%; 37,8% và 92,0%). Trong liên kết đó đa số mối liên kết là liên kết chính thống thông qua hợp đồng vay vốn có thế chấp hoặc tín chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tài sản, riêng liên kết giữa các Nhà nông thì tỉ lệ phi chính thống cao chiếm tới 94,4%.

Liên kết giữa Nhà nông - doanh nghiệp (ngân hàng) khá chặt chẽ nhưng còn nhiều vấn đề bất cập: Mức vay thấp vì phải thế chấp sổ đỏ, thời gian vay vốn ngắn và lãi suất cao. Những hộ cần vay vốn với quy mô lớn còn khó khăn do nhu cầu vay vốn lớn nhưng lượng vay hạn chế. Cụ thể, ngân hàng nông nghiệp & PTNT Thanh Sơn chỉ cho mỗi hộ vay tối đa 50 triệu đồng để chăn nuôi gia cầm tập trung. Bên cạnh đó, do chu kì chăn nuôi gà ngắn nên tính kịp thời trong việc cho vay vốn ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay vốn của hộ.

Biểu đồ 4.2. Tình hình phát triển liên kết về vốn qua các năm

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Biểu đồ 4.2 cho biết tình hình phát triển liên kết về vốn qua các năm giữa các tác nhân (giữa Nhà nông – Nhà nông, Nhà nông – Doanh nghiệp và Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) trong mối liên kết có xu hướng tăng đều qua giai đoạn 2016 – 2018. Nhìn chung các mối liên kết này vẫn tập trung nhiều ở mối phát

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hộ - Hộ Hộ - DN DN - DN % 2016 2017 2018

triển liên kết giữa các Doanh nghiệp – Doanh nghiệp (năm 2016 chiếm tỷ lệ 80% đến năm 2018 tỷ lệ này đạt 92,0%), còn lại giữa các tác nhân khác vẫn tập trung phát triển liên kết theo hình thức phi chính thống. Từ đó cho thấy công tác liên kết về vốn giữa các tác nhân vẫn còn hạn chế dẫn đến một số nhóm hộ nông dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tốt làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ/các trang trại trong quá trình mở rộng sản xuất, mua thêm con giống, nhập thêm trang thiết bị kỹ thuật tốt.

Do nhu cầu vốn ở ngân hàng chưa đáp ứng đủ nên một số Nhà nông chăn nuôi tập trung quy mô lớn thường phải huy động thêm vốn từ những Nhà nông khác hoặc vay vốn của anh em họ hàng. Hình thức vay này có ưu điểm nhanh, dễ vay, không yêu cầu thế chấp nhưng vấn đề đặt ra là gây bị động cho người sản xuất do thời hạn vay không rõ ràng, người cho vay có thể thu hồi vốn bất cứ khi nào họ cần. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mối liên kết về vốn trong sản xuất và kinh doanh gia cầm là cần sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nhà nước với hình thức cho vay thuận lợi để người dân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả của quá trình liên kết.

c. Liên kết về thức ăn

Sơ đồ 4.3. Các tác nhân tham gia liên kết cung ứng thức ăn chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩmở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 90)