Liên kết, các hình thức, phương thức và mô hình liên kết trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

2.1.4. Liên kết, các hình thức, phương thức và mô hình liên kết trong chăn nuôi

2.1.4.1. Khái niệm liên kết

Theo Nguyễn Tất Thắng (2011), khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng anh (Integration) mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự phối hợp, sự hợp nhất hay sự sáp nhập của nhiều bộ phần thành một chỉnh thể. Trước đây khái

niệm này được gọi là liên kết.

2.1.4.2. Các nguyên tắc cơ bản của liên kết

Theo Nguyễn Tất Thắng (2011), để các chủ thể tham gia liên kết đạt được các mục tiêu bền vững, các liên kết phải đảm bảo một số nguyên tắc như sau:

Thứ nhất, liên kết kinh tế phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao;

Thứ hai, liên kết kinh tế phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các bên;

Thứ ba, các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết;

Thứ tư, kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia;

Thứ năm, các mối liên kết phải được pháp lý hóa. Liên kết muốn bền chặt phải được thể hiện bằng văn bản được pháp luật bảo vệ.

2.1.4.3. Các hình thức liên kết

Các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng, chủ yếu bao gồm các hình thức với các nội dung cơ bản sau:

Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống): Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn.

Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng): Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được các bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng... Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng.

2.1.4.4. Phương thức liên kết

Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo các phương thức chiều dọc (liên kết dọc) hoặc chiều ngang (liên kết ngang), trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế. Cụ thể:

- Liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc là toàn diện nhất bao gồm từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mỗi liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.

- Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội và có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.

2.1.4.5. Mô hình liên kết trong sản xuất – kinh doanh nông nghiệp

Bảng 2.1 cho thấy các loại mô hình liên kết được phân ra thành 5 mô hình đó là:

- Mô hình phi chính thống (Informal Model):

Mô hình liên kết giữa các chủ thể với nhau thông qua những thỏa thuận, cam kết hợp tác không chính thống (thường là thỏa thuận miệng) trong sản xuất - kinh doanh được gọi là liên kết phi chính thống.

- Mô hình đa chủ thể (The Multipartite Model):

Mô hình đa chủ thể tham gia hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường gọi là mô hình “liên kết bốn nhà”. Tham gia mô hình này bao gồm nhiều chủ thể khác nhau như Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại,...

Bảng 2.1. Các loại mô hình liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp

Mô hình Phân loại Đặc điểm

Mô hình phi chính thống (Informal Model) Mô hình phi chính thống (Informal Model)

- Sự liên kết giữa các chủ thể được ràng buộc thông qua thỏa thuận miệng, dựa vào sự tin tưởng. Không có sự ràng buộc bằng văn bản. - Hình thức liên kết này kém bền vững. Mô hình hợp đồng chính thống (Formal contract model) Mô hình đa chủ thể (Multi-party Model)

- Nhiều chủ thể tham gia: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân, ngân hàng,...

- Doanh nghiệp đóng vai trò là hạt nhân gắn kết các chủ thể.

Mô hình trung gian (Intermediary

Model)

- Doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua nông sản thông qua các đầu mối trung gian như HTX, tổ hợp tác, nhóm nông dân, hoặc người đại diện cho một số hộ nông dân.

Mô hình tập trung (centralized

model)

- Doanh nghiệp ký trực tiếp hợp đồng thu mua sản phẩm với các hộ nông dân; đồng thời là người cung cấp hầu hết yếu tố đầu vào (giống, phân bón,...), hướng dẫn quy trình kỹ thuật và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất.

- Nông dân chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lực đầu vào là đất đai, chuồng trại, công lao động để sản xuất sản phẩm, sau đó bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp.

Mô hình trang trại hạt nhân (Nucleus Estate

Model)

- Doanh nghiệp ký trực tiếp hợp đồng thu mua sản phẩm với các hộ nông dân

- Trên cơ sở nguồn lực đất đai, chuồng trại,... của doanh nghiệp thì hộ nông dân sản xuất chỉ thực hiện các hoạt động sản xuất ra sản phẩm và bán lại cho doanh nghiệp

Nguồn: Đoàn Tranh (2010) Đặc điểm của mô hình này là các chủ thể khác nhau sẽ có trách nhiệm và vai trò khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kết nhà tài chính với nông dân và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp là người quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân nên họ biết được thị trường cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất.

Đây là mô hình doanh nghiệp ký hợp mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu mối trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác xã, nhóm nông dân hoặc một số hộ đại diện cho các hộ nông dân. Đặc điểm của mô hình này là doanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đó doanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình.

- Mô hình tập trung (the centralized model):

Mô hình tập trung là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng với các trang trại. Hợp đồng này chỉ có hai bên tham gia trực tiếp là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại. Các doanh nghiệp đặt hàng cho các trang trại sản xuất nông sản để doanh nghiệp chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.

- Mô hình trang trại hạt nhân (The nucleus Estate Model):

Mô hình trang trại hạt nhân tương tự như mô hình tập trung nhưng bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vườn cây. Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp. Chủ thể tham gia trực tiếp vào mô hình này cũng chỉ bao gồm doanh nghiệp và các trang trại. Trong đó các trang trại do nông dân sản xuất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, các hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông sản trên đất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)