Nhận thức của cán bộ trong huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 107 - 110)

Chỉ tiêu Số lượng (n=8) Cơ cấu (%)

1. Trình độ học vấn Phổ thông 2 25,00 Trung cấp, Cao Đẳng 4 50,00 Đại học tại chức 2 25,00 2. Trình độ chuyên môn Trồng trọt 1 12,50 Chăn nuôi 5 62,50 Khác 2 25,00

3. Hiểu biết về chăn nuôi gà trang trại

Tốt 4 50,00

Bình thường 4 50,00

Kém 0 0,00

Về trình độ chuyên môn của các cán bộ điều tra thì hầu như có chuyên môn về chăn nuôi. Do họ có chuyên môn về chăn nuôi nên họ cũng khá hiểu biết về chăn nuôi theo hướng trang trại, 50% cán bộ có nhận thức tốt, 50% có nhận thức bình thường nhưng không có cán bộ nào nhận thức kém về chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP.

Mặc dù vậy so với sự phát triển ngành chăn nuôi trong cả nước, các cán bộ huyện và xã vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém về trình độ cũng như chuyên môn. Cán bộ cần được tạo điều kiện để đi học, nâng cao trình độ chuyên ngành, được đãi ngộ tốt để họ tâm huyết hơn với công việc.

4.2.5. Trình độ, nhận thức của người chăn nuôi

4.2.5.1. Trình độ của người chăn nuôi

Trình độ là yếu tố tiên quyết việc chăn nuôi có thành công hay không. Nếu không có trình độ thì chăn nuôi sẽ không biết tính toán hợp lý dẫn đến thua lỗ. Trình độ ở đây vừa là trình độ học vấn, trình độ chăn nuôi của chủ hộ, lao động của hộ.

Trên cơ sở điều tra ở 3 xã Võ Miếu, Địch Quả, Văn Miếu ta đã thấy trình độ học vấn của các chủ hộ chưa có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học mà hầu như là tầng lớp trung tuổi có trình độ học vấn từ lớp 7-12. Muốn chăn nuôi theo hướng ATTP đạt hiệu quả tốt cần có trình độ học vấn tốt, để chủ hộ, trang trại có khả năng học hỏi, tiếp thu, tầm nhìn tổng quát hơn về tình hình chăn nuôi cũng như việc quyết định đầu tư chăn nuôi trong quy mô lớn. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng có xu hướng hình thành trang trại chăn nuôi nhưng trình độ học vấn của nhóm này thấp. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi theo hướng ATTP.

Trình độ quản lý trang trại của các hộ chăn nuôi khá tốt. Bên cạnh đó vẫn có một số chủ hộ vẫn chưa có nhiều kiến thức trong chăn nuôi làm cho chăn nuôi bị thua lỗ, không hiệu quả. Đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, do trình độ không cao lại không được tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, chỉ dựa trên kinh nghiệm sẵn có làm cho chăn nuôi trì trệ, không phát triển.

Tại các hộ điều tra và các hộ chăn nuôi toàn huyện ít được tổ chức các buổi tập huấn phố biến kiến thức chăn nuôi nên không tiếp thu được khoa học kĩ thuật. Có một số chủ hộ năng động thì luôn học hỏi cách chăn nuôi của những trang trại đi trước đón đầu hoặc mô hình trang trại của các huyện kế bên.

Như vậy trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển liên kết chăn nuôi theo hướng ATTP. Phải làm sao để các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có được các kiến thức chăn nuôi hiện đại, để các hộ cùng nhau phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, mang lại lợi nhuận cao, góp phần phát triển kinh tế toàn huyện, giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm.

4.2.5.2. Nhận thức của người chăn nuôi

Toàn huyện có 96 trang trại chăn nuôi gà vì thế người chăn nuôi trên địa bàn huyện đều biết đến chăn nuôi hướng trang trại. Nhưng do không có điều kiện về vốn, đất đai, trình độ chăn nuôi nên không có cơ hội hiểu rõ về chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP. Vì thế huyện vẫn còn tồn tại nhiều hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ. Vậy nên muốn phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP cần những chủ trương, chính sách của Nhà nước, tỉnh, địa phương nhằm hỗ trợ người chăn nuôi, đào tạo cán bộ để phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP.

Bảng 4.14. Nhận thức của người chăn nuôi về phát triển liên kết chăn nuôi Gà thịt an toàn thực phẩm

Diễn giải

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Số hộ

(n=60) Cơ cấu (%) (n=23)Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ (n=7) Cơ cấu (%)

Kết quả

1. Thấy hiệu quả hơn 40 66,67 17 73,91 5 71,43

2. Không thấy hiệu quả 20 33,33 6 26,09 2 28,57

Mong muốn -

1. Muốn mở rộng diện

tích, quy mô 33 55,00 5 21,74 - -

2. Thu hẹp 2 3,33 4 17,39 - -

3. Giữ nguyên 25 41,67 14 60,87 7 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.14 cho thấy trong 60 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có đến 40 hộ nhận thức được chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP phát triển, mang lại hiệu quả và có tới 33 hộ muốn mở rộng diện tích hình thành các trang trại vừa và nhỏ trong những năm tới. Vì họ nhận thấy được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Còn lại 27 hộ không có định hướng phát triển lên do gặp phải các khó khăn như vốn, đất

đai, cơ sở hạ tầng, chính sách, chủ trương của Nhà nước,...

Đối với các trang trại gia công và trang trại tự phát thì hơn 70% các chủ hộ thấy chăn nuôi trang trại hiệu quả hơn. Vì thế 4 trang trại có xu hướng thu hẹp do gặp phải khó khăn đó là trình độ chăn nuôi không cao nên họ không có kiến thức chăn nuôi, phòng bệnh,... Nhưng các trạng trại hầu như chỉ giữ nguyên quy mô chứ không muốn tăng quy mô. Đây cũng là vấn đề cần được giải quyết do hộ không có nhiều vốn, diện tích,tiếp cận ít với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại.

Vậy phải làm cách nào để các chủ hộ và trang trại mở rộng được quy mô chăn nuôi? Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển liên kết chăn nuôi theo hướng ATTP? Đây là việc làm mà cả người chăn nuôi, doanh nghiệp, Nhà nước cùng bắt tay nhau để phát triển.

4.2.6. Công tác tín dụng cho phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Chăn nuôi theo hướng ATTP đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ sở vật chất kĩ thuật, chuồng trại phải hiện đại, sử dụng các chế phẩm sinh học, tiêm phòng vacxin cho gà đầy đủ, thuê lao động,... Vì thế cần nhiều vốn mà trong huyện lại xảy ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng do chăn nuôi trang trại phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 107 - 110)