Đặc điểm của phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

2.1.3. Đặc điểm của phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Quy trình Viet GAHP cho chăn nuôi gia cầm ban hành theo quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN - PTNT yêu cầu người chăn nuôi thực hiện những nội dung sau:

Địa điểm nuôi, thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi, con giống, quản lý nguyên liệu (thức ăn, nước uống và nước vệ sinh), quản lý đàn gia cầm, quản lý dịch bệnh, bảo quản và sử dụng thuốc thú y, bảo quản chất thải và bảo vệ môi trường, kiểm soát côn trùng loại gặm nhấm và động vật khác, quản lý nhân sự, ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, kiểm tra nội bộ, mật độ: gà thịt nuôi nhốt hoàn toàn 7 con/m2 chuồng nền.

Quy trình sử dụng thức ăn của gà thịt, gà đẻ với lượng thức ăn cho từng giai đoạn theo mức độ tăng dần tương ứng với trọng lượng của gà. Trong quá trình chăn nuôi, các giải pháp thú y phòng bệnh và an toàn sinh học như: kiểm soát chặt chẽ con giống, có giấy kiểm định động vật, tiêm phòng vacxin đảm bảo con giống đưa vào sản xuất khoẻ mạnh; theo dõi và xử lý kịp thời những tác động tới môi trường làm giảm mức ô nhiễm môi trường và thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh, dừng kháng sinh trước khi bán 10-15 ngày; dùng vôi bột, thuốc sát trùng ChloraminB, Foocmol 2%, Vickon định kỳ 4-7 ngày 1 lần khử trùng tiêu độc chuồng trại. Ứng dụng công nghệ EM, hầm Biogas trong chăn nuôi. Ngoài ra, nông dân phải ghi chép, kiểm tra, giải quyết khiếu nại...

và năng suất cao, bảo đảm an toàn. Sản phẩm đầu ra của chăn nuôi gà ATTP là thực phẩm sạch không chứa các chất hoocmon, hóa chất, chất tăng trọng và được sản xuất theo một quy trình đảm bảo điều kiện vệ sinh từ xây dựng chuồng nuôi, chọn giống, chọn thức ăn, tiêm phòng thú y. Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y. Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Phát triển liên kết Chăn nuôi gà thịt ATTP là biện pháp phòng các loại bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Để cung cấp sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế thì phải giám sát chặt chẽ trong cả quy trình từ chăm sóc, giết mổ đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối. Đặc biệt là không được sử dụng thuốc quá liều cho phép, lạm dụng các kháng sinh và tuyệt đối không sử dụng các hoocmon.

Phát triển liên kết chăn nuôi ATTP là chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, giảm tiêu tốn nguồn thức ăn, giúp nâng cao sản lượng và thu nhập cho các hộ nông dân, tăng sản lượng đầu ra. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến cũng góp phần làm giảm thời gian nuôi và tăng tổng đàn, qua đó góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng sản lượng và lợi nhuận. Vì trong quá trình chăn nuôi đã sử dụng men vi sinh vật có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tăng quá trình trao đổi chất và năng lượng.

Phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, quy trình chăn nuôi tốt đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 27)