Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ 2 nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chọn điểm nghiên cứu là huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Huyện có 20/22 xã, thị trấn là xã nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp là 6.118 ha, gần các đường giao thông quan trọng (Quốc lộ 1, tuyến đường thủy sông Đà, sông Bứa). Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu nên đề tài không thể thực hiện nghiên cứu sâu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, các thông tin đảm bảo tính tổng quát và đại diện cao,... Vì vậy, đề tài chọn 3 xã đại diện có số hộ chăn nuôi nhiều, tình hình chăn nuôi phát triển, phân tổ thống kê theo quy mô nuôi và hình thức chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm nhằm phát triển mô hình tại: xã Võ Miếu, xã Văn Miếu và xã Địch Quả. Xã Võ Miếu đại diện cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (quy mô trung bình 6.000 con/năm 2018). Xã Văn Miếu đại diện cho hộ chăn nuôi với quy mô trung bình (quy mô trung bình 13.000 con/năm 2018). Xã Địch Quả đại diện cho hộ chăn nuôi quy mô lớn (quy mô trung bình 30.000 con/ năm 2018).

3.2.2.1.Thu thập thông tin thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố như: Các báo cáo, đề án, dự án, qua sách báo, tạp chí, bài viết, niên giám thống kê, internet,... có liên quan đến tình hình chăn nuôi của huyện.

Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, học viên tiến hành tra cứu, sao chép từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa họctrước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình chăn nuôi, tình hình chung về các giải pháp phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP ở địa phương. Tác giả tiến hành liên hệ, trao đổi và thu thập, tổng hợp các thông tin này tại các cơ quan, phòng ban liên quan ở địa phương như: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài

nguyên và Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng, Chi cục thống kê, trạm Thú y, trạm Khuyến nông và cán bộ chuyên môn liên quan của huyện, UBND và các cán bộ chuyên môn liên quan của các xã, thị trấn,...

Bảng 3.3. Thu thập thông tin sẵn có liên quan đến đề tài

STT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề.

Sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước.

Tra cứu, sao chép 2 Đặc điểm của địa bàn

nghiên cứu, tình hình dân số, lao động, tình hình thực hiện các giải pháp phát triển mô hình liên kết chăn nuôi gà ATTP.

UBND huyện, các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và môi trường, Chi cục thống kê, Trạm Thú y, Trạm khuyến nông huyện, các cán bộ chuyên môn liên quan của huyện và các xã, thị trấn…

Các báo cáo, đề án, dự án liên quan của huyện và xã, thị trấn.

Liên hệ với các cơ quan, phòng ban liên quan của huyện, xã xin các báo cáo, số liệu; tập hợp, tổng hợp và xử lý số liệu.

3 Các thông tin khác liên quan đến phát triển mô hình liên kết chăn nuôi gà an toàn thực phẩm.

Chi cục thống kê huyện, các Phòng ban liên quan khác.

Liên hệ với Phòng ban liên quan của huyện để xin số liệu và xử lý số liệu.

3.2.2.2.Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp là thu thập những số liệu về thông tin chung của hộ chăn nuôi, thương lái, người cung cấp đầu vào, lò mỗ, nhà hàng và các đối tượng tham gia vào công tác hậu cần cho chuỗi được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi và bảng câu hỏi chuẫn bị sẵn. Tiến hành điều tra: 60 hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, 30 hộ chăn nuôi trang trại phân đều ở 03 xã.

Cơ cấu số mẫu điều tra được phân bổ như sau:

Bảng 3.4. Cơ cấu số mẫu điều tra

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng

Xã Võ Miếu 20 8 2 30

Xã Địch Quả 20 8 2 30

Trong đó:

Nhóm I: Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; Nhóm II: Trang trại của hộ gia đình;

Nhóm III: Trang trại chăn nuôi gia công cho các Công ty chăn nuôi. Bên cạnh đó, tác giả còn điều tra 2 nhóm đối tượng còn lại trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Thanh Sơn như:

+ Cán bộ huyện, xã: 5 cán bộ;

+ Doanh nghiệp tham gia và không tham gia: 25 doanh nghiệp trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỏi ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học (20 nhà khoa học) và tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và tham khảo những nội dung phù hợp với đề tài; thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của người đại diện trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thịt đảm bảo ATTP. Từ đó, rút ra nhận xét về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP trên địa bàn huyện một cách khách quan.

Về nội dung điều tra:

Đối với hộ: Để tìm hiểu tình hình chăn nuôi và tình hình thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi cho hộ, đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn sau đó tổng hợp các nội dung sau: Tình hình và thông tin chung của hộ, tình hình quy hoạch chăn nuôi của hộ, tình hình đầu tư xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng quy trình chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và thú y, kết quả chăn nuôi, chi phí, tình hình tiêu thụ sản phẩm gà, thu nhập trong chăn nuôi gà của hộ.

Đối với các cơ quan, cán bộ huyện, xã liên quan: Các cơ quan, ban ngành, cán bộ chuyên môn liên quan ở huyện và xã là trung gian thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi, đồng thời các cơ quan và đội ngũ cán bộ này có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp phát triển liên kết chăn nuôi. Để tìm hiểu thông tin, đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn người đứng đầu các cơ quan ban ngành, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo liên quan với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người đại diện, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp và việc làm mà

Đối với các doanh nghiệp: đề tài chủ yếu điều tra tình hình và thông tin của một bên là các doanh nghiệp về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giết mổ với một bên là sự tham gia của các doanh nghiệp tín dụng. Từ đó tìm hiểu về mối liên kết giữa các doanh nghiệp với các chủ thể còn lại tham gia vào quá trình phtas triển liên kết chăn nuôi.

Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp

Từ những nội dung nghiên cứu trên, đề tài xây dựng phiếu điều tra và tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối với các hộ gia đình và các cá nhân điều tra thông qua 1 loại phiếu; các cơ quan ban ngành, cán bộ huyện xã liên quan 1 loại phiếu qua các câu hỏi được xây dựng trong phiếu.

Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia): Nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân gồm các bước sau:

Bước 1: Đánh giá về liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP ở điểm nghiên cứu có tính thăm dò, được sử dụng ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu, nhằm đưa ra những giải pháp sơ bộ, sau đó được kiểm nghiệm bằng việc tiếp theo;

Bước 2: Tiến hành điều tra phỏng vấn ý kiến của các cán bộ địa phương và người nông dân về hoạt động chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm của chăn nuôi gà thịt ATTP ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)