Chỉ tiêu ĐVT Võ Miếu (n=30) Địch Quả (n=30) Văn Miếu (n=30)
1. Nhu cầu vay vốn %
Số hộ thiếu vốn % 46,7 43,3 50,0
Số hộ cần vay % 53,3 56,7 50,0
2. Mức vốn được vay
Vay nhiều nhất Triệu đồng/hộ/năm 30,5 29,4 31,2
Vay trung bình Triệu đồng/hộ/năm 14,7 15,5 16,2
Vay ít nhất Triệu đồng/hộ/năm 3,5 4,3 4,1
Kết quả cho thấy tỷ lệ số hộ thiếu vốn để phục vụ cho chăn nuôi ở huyện còn khá lớn, cao nhất là ở xã Văn Miếu với 50,0% số hộ điều tra cho rằng họ thiếu vốn để phát triển chăn nuôi gà thịt, ở Võ Miếu là 46,7% và Địch Quả là 43,3%. Song song với tỷ lệ thiếu vốn thì tỷ lệ về nhu cầu vay vốn để phục vụ chăn nuôi theo hướng trang trại cũng khá lớn. Cao nhất là ở xã Địch Quả với tỷ lệ 56,7%, sau đó là xã Võ Miếu là 53,3% rồi đến xã Văn Miếu là 50,0%.
Bên cạnh lượng vốn vay bình quân/hộ ở các xã cũng khá cao. Qua điều tra thấy được lượng vốn được vay như hiện nay thì các hộ cho rằng không đủ để phục vụ phát triển quy mô lớn. Chính vì vậy mà các hộ vẫn mong muốn được vay nhiều hơn. Theo bảng 4.12 thì mức vốn cao nhất là 31,2 triệu/năm và thấp nhất là 3,5 triệu đồng/năm.
Như vậy ta có thể thấy chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP phát triển với quy mô lớn thì cần có chính sách tín dụng hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các hộ có thể vay vốn với lượng vốn vay nhiều hơn, thủ tục đơn giản để chủ hộ có thể chủ động trong việc đầu tư sản xuất.
4.2.7. Nhu cầu, yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đều ảnh hưởng trực tiếp tới đầu ra của chăn nuôi gà thịt trong huyện qua đó ảnh hưởng tới quy mô chăn nuôi. Qua điều tra tôi nhận thấy người nông dân ít có cơ hội biết đến giá cả thị trường vì họ không tiếp xúc thường xuyên với thị trường bên ngoài nên việc nắm bắt thông tin bị hạn chế, đây chính là nguyên nhân làm người chăn nuôi bị ép giá dẫn tới giá bán thấp và hiệu quả thu được không cao vì vậy cần có biện pháp nhằm phổ biến thông tin thị trường đến người chăn nuôi nhằm hạn chế tình trạng ép giá.
Điều đáng chú ý ở đây là những hộ chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP thông thường không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để người nuôi an tâm chăn nuôi. Chính vì vậy trong thời gian tới huyện cần xúc tiến thị trường tiêu thụ ổn định về số lượng và giá cả đồng thời cần có biện pháp nhằm phổ biến thông tin thị trường tới người chăn nuôi nhằm hạn chế tình trạng bị ép giá đối với người chăn nuôi nhằm thúc đẩy quá trình phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi đó là thức ăn. Thức ăn chăn nuôi ngày một tăng giá khiến cho các hộ chăn nuôi điêu đứng. Nhiều cơ sở chăn nuôi phải tự trộn thức ăn cho gà. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu kĩ
lưỡng các thành phần thức ăn sao cho phù hợp với khẩu phần ăn từng giai đoạn phát triển của đàn gà. Theo ý kiến của các hộ điều tra thì hiện nay giá thức ăn công nghiệp mấy năm nay tăng nhanh và cao so với giá sản phẩm, chính điều này đã ảnh hưởng tới khả năng mở rộng quy mô của các hộ điều tra. Giá bán thức ăn cho gà vào khoảng 13-16 ngàn đồng. Như vậy giá thức ăn công nghiệp cao vì thế cần có các chính sách của Nhà nước để bình ổn giá cả thức ăn chăn nuôi.
Công tác thú y cũng vậy, mặc dù tại các hộ và trang trại công tác thú y luôn thực hiện tốt nhưng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong toàn huyện thì chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc tiêm phòng vacxin. Họ chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm lạc hậu, thiếu kiến thức về phòng trừ dịch bệnh, chính vì vậy khi dịch bệnh xảy ra thì người dân rất lung túng trong việc đối phó.