Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tạ
4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm trên địa bàn
bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.1.2.1. Về các hộ chăn nuôi
Trong chăn nuôi nông nghiệp, hộ nông dân là đơn vị kinh tế quan trọng, nhất là trong phát triển liên kết chăn nuôi với các tổ chức có liên quan. Ở địa bàn nghiên cứu đây cũng là đơn vị kinh tế quan trọng, chủ yếu (loại hình trang trại, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ). Điều đó cho thấy cần phải phát triển liên kết giữa các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, từ đó góp phần vào giải quyết bài toán đầu ra đối với các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính tự phát là chính. Bên cạnh đó còn góp phần vào phát triển chung ngành
chăn nuôi của địa phương trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và giải quyết được vấn đề công ăn việc làm ở địa phương.
Thực tế qua khảo sát điều tra đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn cho thấy: tuy hộ nông dân có vị trí quan trọng, nhưng điều kiện và nguồn lực cho phát triển liên kết còn rất hạn chế (trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế; nguồn lực đất đai và vốn ít chưa đủ yêu cầu; trang thiết bị còn thô sơ,...), chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển liên kết giữa các tác nhân trong chăn nuôi gà thịt ATTP ở địa bàn.
Trên địa bàn huyện hiện nay, tổng các cơ sở chăn nuôi, trang trại và các hộ chăn nuôi gà vào khoảng 1.700.000 con. Trong đó chủ yếu được nuôi trong các trang trại của người dân và nuôi gia công cho các công ty. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm số lượng rất ít vì mỗi gia đình chỉ nuôi từ 10-20 con gà. Các trang trại nhỏ và vừa vào khoảng 6.000-9.000 con, trang trại nào nhiều nhất khoảng 16.000 con. Chủ yếu các trang trại chăn nuôi gà thịt còn gà giống, gà lấy trứng và gà hậu bị thì được nuôi ít hơn vì quy trình nuôi phức tạp với lại đầu ra của những giống gà này khó khăn hơn gà thịt. Còn lại là chăn nuôi gia công cho các công ty. Chăn nuôi theo kiểu các chủ trang trại tự xây dựng chuồng trại hoặc vay vốn của các công ty và kí hợp đồng chăn nuôi với họ. Các công ty sẽ bao tiêu từ thức ăn đến con giống và cả đầu ra. Các chủ hộ chỉ việc thuê lao động và quản lý chăn nuôi tốt để mình có thể có lãi cao nhất.
Tính đến ngày 30/12/2018 toàn huyện có 96 trang trại chăn nuôi gà trong đó có 77 trang trại chăn nuôi tự do còn lại là gia công cho các công ty: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Group, công ty RYD, công ty Japacomfeed. Ngành chăn nuôi huyện có nhiều thuận lợi về cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện ưu tiên cho phát triển sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên ngành chăn nuôi của huyện cũng gặp rất nhiều khó khăn thách thức như thức ăn, điện sản xuất, thuốc thú y, xăng dầu,... đều tăng trong khi giá bán các loại sản phẩm lại thấp, thậm chí thấp hơn giá thành nên chăn nuôi gà gặp nhiều khó khăn. Các công ty gia công cũng bị ảnh hưởng của giá bán gà thịt thấp kéo dài, thay đàn giống bố mẹ nên kéo dài thời gian trống chuồng làm ảnh hưởng tới thu nhập của các trang trại chăn nuôi gia công. Do chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại cao cùng với việc các công ty tạm dừng một số loại hình liên kết sản xuất chăn nuôi (gà trứng, gà thịt, gà hậu bị) nên việc mở rộng quy mô chăn nuôi gà thịt trên địa
Trong quá trình làm luận văn, thời lượng có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu vào vấn đề phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trạng phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt của 3 nhóm hộ, thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn của 3 nhóm hộ này. Để từ đó đưa ra một số định hướng giúp cho các nhóm hộ phát triển chăn nuôi tốt hơn theo hướng ATTP.
Bảng 4.1. Số lượng gà thịt điều tra tại huyện Thanh Sơn năm 2016-2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số hộ/ trang trại Số gà Số hộ/ trang trại Số gà Số hộ/ trang trại Số gà Nhóm I 10.200 71.400 10.120 77.000 10.100 70.000 Nhóm II 90 812.000 102 954.000 77 539.000 Nhóm III 40 716.600 42 869.000 69 1.091.000
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.1 cho thấy các hộ chăn nuôi và các chủ trang trại trên địa bàn huyện Thanh Sơn chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nên chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế. Họ chăn nuôi gà theo kiểu tự cung, tự cấp, số gà thịt ở nhóm I này hầu như biến động không nhiều.
Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2014 làm cho các hộ và trang trại đều chăn nuôi ít đi. Số trang trại ở nhóm II năm 2017 là 102 trang trại nhưng sang năm 2018 rút xuống chỉ còn 77 trang trại chăn nuôi gà với số lượng cũng ít đi. Tình trạng để trống chuồng nhiều do không có vốn sản xuất, đầu vào cao, đầu ra thấp và dịch bệnh nhiều nên không có lãi.
Vì vậy để tránh rủi ro cao các hộ và trang trại trên địa bàn huyện đã chuyển sang hình thức chăn nuôi gia công cho các công ty. Tuy thu được lãi ít nhưng họ không phải bỏ vốn mà chỉ xây dựng chuồng trại cho nên rủi ro trong chăn nuôi thấp hơn. Chăn nuôi gia công tăng dần, năm 2015 có 40 trang trại, năm 2017 có 42 trang trại, đến năm 2018 có 69 trang trại chăn nuôi khoảng 1.091.000 con gà thịt.
a. Thông tin chung về các hộ/trang trại chăn nuôi gà
Trước khi đi vào phân tích, tác giả tiến hành đánh giá chung về các hộ điều tra (Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.2):
Bảng 4.2. Thông tin chung về các hộ/trang trại chăn nuôi gà
Chỉ tiêu ĐVT
Xã Võ Miếu Xã Địch Quả Xã Văn Miếu Nhóm
I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Tổng hộ điều tra hộ/TT 20 8 2 20 8 2 20 7 3
Tuổi bình quân tuổi 45,3 38,4 40,2 44,4 41,1 36.5 50,2 45,3 42,5 Trình độ học vấn BQ năm 7,3 9,4 8,5 7,4 8 11.2 6,8 9,6 10,2
Số nhân khẩu BQ người 3,5 4,1 3,6 4,3 2,8 3,2 3,4 3,6 2,7
Đất đai BQ m2 3.096 1.620 2.016 2.664 1.908 1.548 2.772 1.908 1.476
DT chuồng nuôi BQ m2 - 2.400 - - 2.500 - - 2.600 -
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Tuổi bình quân: Bảng 4.2 cho biết tuổi bình quân của các nhóm hộ khá cao, bởi vì họ có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi và tích lũy được nhiều vốn nên khả năng chăn nuôi của họ tốt hơn những chủ hộ có tuổi tác từ 25-35 tuổi. Nhược điểm của các hộ có chủ hộ tuổi cao là họ nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại không nhanh, chăn nuôi mang tính truyền thống nhiều hơn. Độ tuổi của chủ hộ trẻ nhất ở xã Địch Quả trung bình là 36,5 tuối.
Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn ảnh hưởng khá lớn đến phương thức và kỹ thuật chăn nuôi của hộ và trang trại.
Qua điều tra cho thấy trình độ học vấn còn thấp thế nên gặp trở ngại trong phát triển chăn nuôi gà theo hướng trang trại. Học vấn của các chủ hộ ở nhóm I là thấp nhất vì các chủ hộ này chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Ở nhóm II tại xã Văn Miếu có trình độ học vấn cao nhất và ở đây các trang trại gà phát triển nhiều hơn. Nói chung trình độ của người dân còn thấp nên là cản trở lớn cho việc phát triển, mở rộng các trang trại, việc tập huấn cũng như tiếp thu các khoa học kỹ thuật tiến bộ.
Huyện đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới và xây dựng khu công nghiệp nên đã lấy đi một số quỹ đất. Song với tiềm năng đất nông nghiệp nhiều nên huyện vẫn giành quỹ đất cần thiết cho chăn nuôi gia cầm. Đất đai cho
chăn nuôi bao gồm chủ yếu đất ao hồ, đất vườn, đất trồng lúa nhưng bị chua. Diện tích đất đai của các hộ chăn nuôi trang trại nhiều hơn gấp nhiều lần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bởi vì chăn nuôi manh mún chỉ chăn nuôi trong phần diện tích đất thừa, tận dụng của các hộ. Còn các trang trại đa phần là diện tích lớn, tách biệt với khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường.
Lao động: Lao động bình quân cao nhất của huyện là 3,2 ở xã Văn Miếu. Thông thường những nhóm hộ chăn nuôi theo trang trại thì có số lao động bình quân nhiều hơn chăn nuôi thông thường. Có thể thấy lao động bình quân của huyện tương đối cao, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, chăn nuôi theo hướng trang trại. Các gia đình trong huyện thường tận dụng lao động trong gia đình, hầu hết các hộ đều có một lao động chính trong sản xuất nông nghiệp, các lao động còn lại trong gia đình thường tham gia hoạt động sản xuất khác. Những người chưa đến tuổi lao động sẽ phụ giúp công việc trong gia đình như cho gà ăn, vệ sinh chuồng trại,... Lao động thuê thường ít, chỉ có ở các hộ chăn nuôi gia công cho các công ty.
Diện tích chuồng trại bình quân tại 3 xã thuộc loại cao, bởi vì diện tích chăn nuôi ở các trang trại chiếm phần lớn, hầu như các trang trại có diện tích khoảng 2500m2. Chỉ duy nhất một hộ ở xã Văn Miếu chăn nuôi gia công cho công ty cổ phần CP với diện tích 6000m2. Với diện tích trung bình như trên là cơ sở để mở rộng sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại một cách ổn định. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có độ tuổi lao động tương đối trẻ vì thế cũng có khả năng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại nếu có vốn để xây dựng chuồng trại cũng như đầu vào chăn nuôi. Nếu họ không có vốn để tự mình chăn nuôi họ có thể xây dựng trang trại và chăn nuôi gia công cho các công ty, họ phải thuê thêm lao động. Tuy lãi ít nhưng tránh được dịch bệnh tràn lan, ô nhiễm môi trường, kiến thức chăn nuôi được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó vẫn gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong chăn nuôi.
b. Số lượng gà thịt hiện có trên địa bàn huyện
Trên địa bàn huyện hiện nay có xã Võ Miếu, xã Địch Quả, xã Văn Miếu chăn nuôi gà thịt nhiều nhất. Số lượng gà thịt điều tra đươc phân ra theo hình thức giống gà và theo nguồn gốc giống gà.
Tổng số lượng gà đang có tại 3 xã Võ Miếu, Địch Quả, Văn Miếu trong huyện có khoảng 336.740 con gà thịt. Ta thấy ở các xã này chăn nuôi gà nhỏ lẻ tại
các hộ khoảng 10-15 con/hộ. Và những hộ chăn nuôi manh mún thì hầu như tự nhân giống hoặc mua tại chợ. Ít có hộ nào mua ở một nơi cung cấp giống có uy tín. Rõ ràng những hộ dân này chưa ý thức được chất lượng con giống cũng như dịch bệnh. Như thế nếu có dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hơn. Các nhóm II thì mua tại cơ sở sản xuất giống, nhóm III thì luôn có Công ty họ kí hợp đồng cung cấp giống.
Các nhóm hộ II và III luôn nhận thức tầm quan trọng của việc lựa chọn giống tốt năng suất cao, nguồn gốc rõ ràng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ chưa chú trọng tới chất lượng con giống và điều này sẽ ảnh hưởng tới công tác phòng trừ dịch và đầu ra sản phẩm. Những hộ chăn nuôi gia công được nhập giống tốt do các công ty cấp giống đều có nguồn gốc và đạt sản lượng cao. Ngược lại ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì tự nhân giống hay dẫn tới hiện tượng đồng huyết. Còn nhóm II thường mua giống tại các cơ sở sản xuất giống có lúc rơi vào tình trạng mua phải giống gà nhập lậu nên sức chống chịu thời tiết, bệnh tật kém vì thế tỷ lệ hao hụt khá cao.
Bảng 4.3. Số lượng phân theo hình thức chăn nuôi và nguồn gốc giống gà
ĐVT: Con
Chỉ tiêu Xã Võ Miếu Xã Địch Quả Xã Văn Miếu
1. Theo hình thức chăn nuôi
Nhóm I (hộ chăn nuôi nhỏ lẻ) 282 312 415
Nhóm II (trang trại hộ gia đình) 65.743 67.920 68.120
Nhóm III (trang trại CN GC) 31.315 33.768 68.865
2. Theo nguồn gốc giống gà
Tự nhân giống 97 102 156
Mua tại chợ 206 213 345
Mua tại cơ sở sản xuất 65.589 67.917 68.034
Công ty cấp giống 31.448 33.768 68.865
Tổng 97.340 102.000 137.400
Qua điều tra cho thấy các hộ mua giống gà tại các cơ sở sản xuất có nguồn gốc giống rõ ràng chỉ ở các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng hình thức chăn nuôi gia công, chăn nuôi trang trại. Như vậy nhiều hộ đã nhận thức được việc lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và năng suất cao là quan trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ chưa chú trọng tới chất lượng con giống và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả để phát triển chăn nuôi gà thịt.
Khi hỏi về vấn đề quan tâm nhất của các hộ mua giống gà thì có tới 80% các hộ quan tâm tới chất lượng của con giống được mua, 17% quan tâm tới giá cả và chỉ 3% là các quan tâm khác như thương hiệu, người quen giới thiệu,…
c. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật các hộ điều tra
Cơ sở hạ tầng là yếu tố tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội trong đó có sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng của huyện sẽ mang lại những thuận lợi nhiều mặt về văn hóa, xã hội và đặc biệt có ý nghĩa về kinh tế, nó làm giảm thời gian, giá thành sản phẩm giúp cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt an toàn thực phẩm của các hộ trên địa bàn hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi gà gồm: hệ thống giao thông, hệ thống giết mổ và chế biến, điện, nước,…
Hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm gà thịt của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thanh Sơn hiện nay chưa phát triển, đa số các hộ mới chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi, các hộ chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ thì hệ thống giết mổ chưa có và nếu có cũng chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh sản phẩm thịt tiêu thụ, hiệu quả chăn nuôi chưa cao do khả năng can thiệp vào thị trường yếu.
Cơ sở vật chất kĩ thuật là thước đo để ta thấy được chăn nuôi của hộ/trang trại có phải là lạc hậu hay hiện đại. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi khá tốt do mấy năm nay huyện tập trung vào phát triển chăn nuôi trạng trại gia súc, gia cầm nhiều. Trang trại chăn nuôi có diện tích khá lớn (trên 2000m2), trang thiết bị chuồng nuôi thì hiện đại, một số trang trại có hệ thống phân phối thức ăn bằng máng ăn, uống nước tự động. Hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát, mái che. luôn đầy đủ để cho gà có thể phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao.
Bảng 4.4 cho thấy tính trung bình của 1 hộ ở từng nhóm có sự khác nhau căn bản. Trang trại càng lớn thì hệ thống chiếu sáng làm mát, nhà kho càng lớn. Ở hộ gia đình chăn nuôi ít thì chỉ có chuồng nuôi khoảng 4,3m2 ngoài ra không có hệ thống xử lý chất thải, chiếu sáng, làm mát. Chăn nuôi trang trại có diện tích trung bình tương đối lớn khoảng 2.500m2 với giá trị khoảng 154 triệu đồng, thời gian sử dụng đã được 6,7 năm. Chăn nuôi gia công thì hầu hết là trang trại quy mô lớn mới được xây dựng 2,5 năm về