Kinh nghiệm về phát triển liên kết trong chăn nuôi gà thịt an toàn thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 44)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phấm

2.2.1. Kinh nghiệm về phát triển liên kết trong chăn nuôi gà thịt an toàn thực

Thị trường là khâu cuối cùng song lại là khâu quyết định quan trọng của quá trình sản xuất hàng hóa nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đây là khâu tất yếu quan trọng nhất của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng. Nó cho biết kết quả sản xuất của một chu kì kinh doanh. Đặc biệt phát triển một nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm rất được quan tâm. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của chăn nuôi gà thịt ATTP. Đặc biệt hơn nữa, để hướng tới phát triển lâu dài cần chú trọng đến ngành công nghiệp chế biến (Nguyễn Tất Thắng, 2011).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT CHĂN NUÔI GÀ THỊT AN TOÀN THỰC PHẤM THỊT AN TOÀN THỰC PHẤM

2.2.1. Kinh nghiệm về phát triển liên kết trong chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại một số địa phương thực phẩm tại một số địa phương

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Nằm trong Đề án phát triển chăn nuôi của huyện giai đoạn 2016 - 2020, thời gian qua, huyện Trấn Yên có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư, phát triển mô hình chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà để tận dụng địa hình đồi núi dễ cho việc chăn thả, nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Sau hai năm triển khai đề án, ngành chăn nuôi đạt kết quả đáng khích lệ, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống khu vực nông thôn, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trấn Yên là một trong những huyện có phong trào phát triển chăn nuôi mạnh cả về quy mô gia trại và trang trại, sau nhiều năm huyện đã hình thành vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa tập trung, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Sau

khi chuyển đổi phương thức sản xuất từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên trong năm 2018, trên địa bàn huyện có 159 cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 2.500 – 15.000 con/lứa. Từ đó, dần hình thành được các tổ, nhóm liên kết trong chăn nuôi, hỗ trợ, giúp đỡ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên là nơi tập trung nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, với quy mô tập trung, theo hướng hàng hóa. Nhờ có những chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nên 5 năm gần đây, các mô hình chăn nuôi gà phát triển và được nhân rộng, đến nay, thị trấn đã có hơn 20 trang trại lớn, nhỏ với quy mô ít nhất từ 1.000 con/lứa trở lên, tập trung nhiều tại tổ dân phố 3, 10, 11.

Ông Nguyễn Huy Trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết, chăn nuôi gà đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân thị trấn, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đặc biệt là chăn nuôi giống gà Minh Dư, các chủ trang trại tự liên kết với nhau hỗ trợ nhau từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Từ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Quy mô chăn nuôi của các hộ trong nhóm liên kết trung bình khoảng từ 3.000 - 5.000 con/lứa, có những hộ quy mô lên đến 10.000 con/lứa, mỗi con gà có trọng lượng nặng trên 2,5kg. Trung bình mỗi tháng nhóm hộ của anh Tuấn xuất bán ra thị trường khoảng gần 100 tấn gà với giá bán dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu hơn 75 tỷ đồng mỗi năm (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên, 2018).

Bên cạnh việc chăn nuôi gà, các chủ trang trại cũng rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, hàng ngày, hộ nào cũng thu dọn toàn bộ phân gà và gom lại để bán cho các gia đình trồng cam tại thị trấn nông trường Trần Phú, làm phân bón lót cho cam; bên cạnh đó, sau mỗi lứa bán gà, hộ nào cũng dùng vôi bột để khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi chăn thả gà, trong các trang trại đều được lót chấu giữ chuồng, trại luôn khô ráo, sạch sẽ tránh phát sinh dịch bệnh.

Mô hình chăn nuôi hàng hóa tập trung không chỉ chứng minh được hướng đi đúng đắn của việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình của địa phương, mà còn tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, hiệu quả, mở ra

hướng phát triển kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ngoài ra, còn giải quyết được những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên, 2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Hai dự án thí điểm chuỗi liên kết “chăn nuôi - thu mua (giết mổ, chế biến) - tiêu thụ” gà đồi Yên Thế nhằm mục tiêu xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi và thương nhân thu mua, giết mổ, chế biến với thương nhân bán buôn, bán lẻ gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội và các thị trường khác. Trên cơ sở đó triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Để thực hiện hiệu quả chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ gà đồi Yên Thế, Tổ xây dựng dự án đã lựa chọn các hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh thu mua gà lông, doanh nghiệp giết mổ, chế biến và các thương nhân kinh doanh sản phẩm gà đồi Yên Thế trong và ngoài tỉnh cùng tham gia; tổ chức cho các chủ thể trong chuỗi liên kết tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nhiều địa phương. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tổ xây dựng dự án đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung - cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế vào thị trường Hà Nội và các thị trường trong cả nước (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2018).

Kết quả, thông qua dự án thí điểm chuỗi liên kết, việc chăn nuôi, tiêu thụ có sự gắn kết, chủ động, hạn chế rủi ro, các chủ thể tham gia đều có lợi nhuận hài hòa và ổn định hơn so với các hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh không được lựa chọn trong mô hình. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, thu mua, vận chuyển, tiêu thụ đã nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các cơ sở giết mổ, chế biến đã từng bước đầu tư mở rộng, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu thị trường. Qua đó, huy động được các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm hàng hóa theo quy trình an toàn sinh học, VietGAHP; cải tạo mở rộng trang trại chăn nuôi, đầu tư trang thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ phục vụ kinh doanh.

Ông Lương Đức Hùng ở xã Phồn Xương (Yên Thế), hộ kinh doanh gà lông cho biết, trước khi tham gia dự án, ông chỉ tiêu thụ gà ở 3 tỉnh: Cao Bằng, Hải Dương, Quảng Ninh với mức 800 con/ngày. Sau khi tham gia dự án, ông đã mở rộng thị trường ra Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội với lượng tiêu thụ 1.500 con/ngày. Bên cạnh đó, ông được tham gia nhiều hội nghị kết nối cung - cầu với các thương nhân tiêu thụ gà đồi Yên Thế lớn ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, từ đó có cơ hội mở rộng thị trường (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2018).

Ông Thân Minh Sâm, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thế, cho biết, dự án đã huy động được nguồn lực xã hội đầu tư vào chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; đầu tư cơ sở giết mổ chế biến gia cầm tập trung, quy mô, trang thiết bị hiện đại… Đây chính là cơ sở để nhân rộng, hình thành và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Yên Thế trong thời gian tới, từ đó, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang), hai dự án đã xây dựng được cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong mô hình, nâng cao trách nhiệm kiểm soát về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo niềm tin, uy tín của các chủ thể trong việc hợp tác sản xuất kinh doanh, bảo vệ thương hiệu; trên cơ sở đó góp phần sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng bền vững.

Đặc biệt, trong khâu tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia mô hình có được nguồn cung gà đồi Yên Thế đầy đủ, ổn định, chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Nâng cao vai trò trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế.

Cần nhân rộng để hội nhập TPP:

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, cũng như trước thềm hội nhập TPP, gà đồi Yên Thế gặp phải không ít khó khăn. Trước hết, quy định của pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, chăn nuôi nhằm đáp ứng đòi hỏi của hoạt động sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều bất cập. Rào cản kỹ thuật của Việt Nam quá đơn giản, chưa có thuế chống bán phá giá nên sản phẩm gà của Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan,… nhập khẩu vào nước ta với số lượng lớn, cạnh tranh gay gắt, gây khó khăn cho chăn nuôi và tiêu thụ gà trong nước (Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2018).

Việc phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế còn nhỏ lẻ, phân tán, thời gian vào đàn còn theo tâm lý mùa vụ, thị trường; giống gà chưa đa dạng, việc vận dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi chưa thống nhất... nên chất lượng đàn gà thương phẩm không đồng đều, giá thành cao, khó cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng sản phẩm gà lông (tươi sống) là chủ yếu. Sản phẩm thịt gà đã qua giết mổ, chế biến tiêu thụ chậm nên sản xuất không hết công suất, chi phí bảo quản, vận hành, khấu hao nhà xưởng… phân bổ cho sản phẩm cao, vì vậy hiệu quả mang lại thấp (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2018).

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi cao, chất lượng không ổn định và chưa có cơ sở chế biến thức ăn tại các vùng chăn nuôi tập trung với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi của một số hộ còn hạn chế; thiếu vốn để đầu tư phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi hàng hóa. Đặc biệt, đối với sản phẩm gà qua giết mổ, chế biến tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại còn phải cạnh tranh với các sản phẩm thịt gà nhập khẩu của Mỹ, Hàn Quốc...

Anh Nguyễn Xuân Hiếu ở xã Đồng Tâm tâm sự: “Nước ta đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách không nhỏ. Tôi cần sắp xếp, cơ cấu lại mô hình chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, từ đó chuyên nghiệp hóa nghề chăn nuôi. Huyện Yên Thế cần quan tâm hơn nữa về vốn, kỹ thuật, hướng dẫn các hộ chăn nuôi duy trì tổng đàn, đảm bảo sản lượng tiêu thụ trên thị trường”.

Ông Thân Minh Sâm kiến nghị, UBND tỉnh Bắc Giang quan tâm chỉ đạo, bố trí kinh phí cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đàn gà đồi Yên Thế. Trước mắt là bố trí kinh phí năm 2015 cho việc thực hiện đề án nâng cao chất lượng giống gia cầm trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2020 đã được phê duyệt. Đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

Theo ông Phương, UBND tỉnh Bắc Giang cùng các bộ ngành cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, bố trí kinh phí triển khai nhân rộng mô hình chuỗi liên kết “chăn nuôi - thu mua (giết mổ, chế biến) - tiêu thụ” gà đồi Yên Thế, từ đó hình

thành chuỗi cung ứng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây là việc làm cần thiết để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành chăn nuôi gà ở huyện Yên Thế, đó cũng là bước chuẩn bị vững chắc trước khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực.

2.2.1.3. Mô hình nuôi gà đẻ trứng VietGAHP ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Đây là một trong những số ít mô hình chăn nuôi gà đẻ theo hướng VietGAHP do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc triển khai thí điểm tại huyện Lập Thạch. Để đạt được hiệu quả cao, gia đình anh Huy đã tuân thủ theo đúng hướng dẫn quy trình chăn nuôi gà an toàn theo hướng VietGAHP, như: Gà giống có nguồn gốc rõ ràng, chọn con giống tốt, nuôi nhốt ở chuồng trại khép kín xa khu dân cư, tiêm phòng vacxin, uống thuốc phòng bệnh theo định kỳ, sử dụng thức ăn, nước uống sạch sẽ, hàng ngày, thu gom chất thải để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trước đây, chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi gà đẻ trứng, nên đàn gà nhà anh Huy thường bị dịch bệnh, chậm phát triển, không cho hiệu quả. Từ khi được tham dự các lớp tập huấn về chăn nuôi gà đảm bảo an toàn sinh học theo hướng VietGAHP. Nhận thấy, đây là hướng đi mới trong chăn nuôi gà đẻ trứng, năm 2009, anh quyết định vay vốn 200 triệu đồng từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để xây dựng chuồng trại và mua 1.000 con gà giống về chăn nuôi (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lập Thạch, 2009).

Hình 2.1. Chăn nuôi gà đẻ theo hướng VietGAHP

Do thực hiện đúng hướng dẫn quy trình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP, đàn gà nhà anh Huy lớn nhanh, khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, cho năng suất cao. Anh tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại và mua thêm con giống; đến nay, tổng số gà trong trang trại nhà anh là 4.000 con gà đẻ giống Ai Cập. Anh Huy cho biết: Nuôi gà đẻ theo hướng VietGAHP đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống và đẻ trứng cao. Trung bình mỗi ngày gia đình anh cung cấp cho thị trường 3.600 quả trứng với giá bán từ 1.800đ - 2.100đ/quả, thu nhập bình quân 35 - 40 triệu đồng/tháng. Các hộ dân trong vùng đến thăm quan mô hình và học hỏi kinh nghiệm đều được anh Huy tận tình chia sẻ và chỉ bảo để cùng nhau làm giàu (Dương Minh, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 44)