Tình hình phát triển liên kết trong tiêu thụ sản phẩm qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90)

qua các năm

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hộ - Hộ Hộ - DN Hộ - KH DN - DN % 2016 2017 2018

Biểu đồ 4.6 cho thấy tình hình phát triển liên kết trong công tác tiêu thụ sản phẩm gà thịt ATTP qua các năm giữa các tác nhân (giữa Nhà nông – Nhà nông, Nhà nông – Doanh nghiệp, Nhà nông – Nhà khoa học và Doanh nghiệp – Nhà khoa học) trong mối liên kết có xu hướng tăng đều qua giai đoạn 2016 – 2018 (tỷ lệ tham gia liên kết tiêu thụ giữa hộ-doanh nghiệp năm 2016 đạt khoảng 8% đến năm 2018 là 15,6% ). Nhìn chung các mối liên kết này vẫn tập trung phát triển liên kết theo hình thức phi chính thống (tập trung ở mối liên kết giữa Nhà nông – Nhà nông và Nhà nông – Doanh nghiệp đều là 100%), chỉ có duy nhất mối liên kết giữa Doanh nghiệp – Doanh nghiệp là chính thống đạt là 100%. Điều đó cho thấy nếu các hộ nông dân sản xuất theo quy mô lớn sẽ thuận lợi trong quá trình tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Kênh tiêu thụ phổ biến nhất trong ngành chăn nuôi gà thịt ATTP ở huyện Thanh Sơn là giữa hộ với các thương lái, thu gom tới các doanh nghiệp chế biến sản phẩm. Thông qua kênh này hộ bán sản phẩm cho các thu gom. Từ đó gà thịt và trứng gia cầm được các thu gom phân loại và bán cho các đại lý giết mổ hoặc các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ gia cầm. Mặc dù đây là hình thức tiêu thụ phổ biến nhất nhưng tỷ lệ Nhà nông tham gia liên kết với doanh nghiệp thông qua trung gian lại rất thấp (chỉ chiếm 15,6%). Nguyên nhân chủ yếu là do nông hộ không có nhu cầu liên kết chặt với một thu gom nhất định. Họ muốn tự chủ động trong khâu tiêu thụ để đảm bảo tính kịp thời và bán sản phẩm với mức giá phù hợp.

Liên kết trực tiếp giữa Nhà nông với Doanh nghiệp diễn ra giữa những hộ chăn nuôi quy mô lớn hoặc những hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (hộ đầu tư chuồng trại, doanh nghiệp đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y và bác sỹ phòng trừ dịch bệnh). Hình thức này diễn ra tương đối ở một số địa phương như Võ Miếu, Địch Quả (Thanh Sơn),...Ở đây có sự thỏa thuận chặt chẽ giữa người nuôi và doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi như CP, Con Cò, Green Feed,...) thông qua hợp đồng. Trong đó, giá bán, chất lượng sản phẩm, hình thức thanh toán được xác định cụ thể. Do đó đây là hình thức liên kết diễn ra chặt chẽ giữa nhà nông và doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức liên kết này còn thấp (mới chỉ chiếm 6,7%) trong tổng số hộ điều tra.

4.1.3.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Từ nghiên cứu thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong 6 sản phẩm chủ yếu, quan trọng, có thể rút ra được những điểm nổi

bật, chung nhất về tình hình liên kết trong chăn nuôi gà thịt ATTP ở huyện Thanh Sơn như sau:

a. Về các tác nhân tham gia liên kết (1) Nhà nông:

Nhìn chung nhà nông (hộ/trang trại) tham gia liên kết trình độ học vấn còn rất thấp, chủ yếu mới tốt nghiệp cấp 2, hầu hết chưa đào tạo qua chuyên môn (tỉ lệ qua đào tạo chuyên môn chỉ chiếm ở mức 7%); lao động bình quân/hộ, trang trại chỉ từ 3 đến 4 lao động; nguồn lực cho sản suất (nhất là quy mô đất đai) còn rất hạn chế.... điều đó thấy việc sản xuất của nhà nông, cũng như kết quả sự liên kết của họ với các nhà khác sẽ bị hạn chế và chủ yếu là liên kết phi chính thống; chỉ 1 số hộ có nguồn lực sản xuất quy mô lớn (ví dụ: trong chăn nuôi gà thịt ở Võ Miếu, Địch Quả) tiến hành liên kết chặt chẽ (liên kết chính thống) với các doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn.

(2) Nhà khoa học:

Nhìn chung các nhà khoa học đều có chuyên môn đảm bảo yêu cầu công việc, tuy nhiên đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao và chuyên sâu còn chiếm một tỷ lệ thấp (14,3%) và chủ yếu tập trung ở các trường Đại học và viện nghiên cứu; nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, cũng như các chương trình dự án chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật còn ở mức thấp; chế độ chính sách, thù lao còn thấp. Thực tế trong liên kết những nhà khoa học với các nhà khác còn cho thấy kết quả, chất lượng chuyển giao về kỹ thuật của nhà khoa học vẫn còn nhiều bất cập (chưa bám sát thực tiễn, nhu cầu của nhà nông), do đó mức độ gắn kết, tỷ lệ liên kết vẫn còn hạn chế. Những yếu tố đó gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giảm giá, gắn kết của nhà khoa học đến các nhà khác (nhất là Nhà nông).

(3) Doanh nghiệp:

Đa số các chủ doanh nghiệp đều có trình độ học vấn đại học (chiếm trên 80%), tuy nhiên trình độ quản lý về chuyên môn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; chủ yếu các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn (nhất là nguồn vốn lưu động) còn rất hạn chế. Bên cạnh đó thị trường của doanh nghiệp, giá cả luôn biến động, chính sách hỗ trợ của các cấp các ngành chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu nhà nông đều sản xuất với quy mô nhỏ, manh múm,... Điều đó cho thấy việc sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung, cũng như điều kiện để Doanh nghiệp tiến hành liên kết với các Nhà còn gặp nhiều khó khăn, kết quả liên kết giữa Doanh nghiệp với các Nhà chưa cao.

b. Về nhận thức hiểu biết của các tác nhân tham gia liên kết

Thực tế khảo sát, điều tra cho thấy hầu hết các nhà (nhất là Nhà nông) có sự hiểu biết về liên kết (về trách nhiệm, lợi ích/sự hỗ trợ ưu đãi,…khi tham gia liên kết) còn rất hạn chế. Họ chỉ hiểu biết về liên kết một cách rất chung chung, chính ngay cả với đối tượng doanh nghiệp cũng không nắm vững trách nhiệm, nhất là lợi ích mà họ được hỗ trợ, ưu đãi về vay vốn khi tham gia liên kết (được quy định tại QĐ 80/2002/QĐ-TTg). Chính do sự nhận thức và sự hiểu biết của các tác nhân về liên kết còn hạn chế, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả liên kết của các nhà với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

c. Vai trò của các tác nhân trung gian khác

Giữa mối liên kết giữa Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiêp trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở huyện Thanh Sơn thì vai trò của Nhà nước(chính quyền địa phương /hợp tác xã) là cầu nối hết sức quan trọng giữu các nhà. Thực trạng khảo sát về liên kết ở các sản phẩm, các nội dung đều cho thấy sự tham gia của nhà nước với vai trò trung gian trong các mối liên kết.

Bên cạnh tác nhân nhà nước thì các tổ chức đoàn thể (như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,...) cũng là tác nhân tham gia với vai trò là các trung gian liên kết, nhất là trong liên kết giữa nhà nông và nhà khoa học về nội dung chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

Thực tế khảo sát cho thấy vai trò của Nhà nước (chính quyền địa phương/hợp tác xã), các tổ chức đoàn thể ở một số địa bàn, nơi hoạt động tốt (nắm bắt nhu cầu của nhà nông, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các tác nhân...) là cầu nối quan trọng, hiệu quả thì những nơi đó kết quả liên kết giữa nhà nông với các nhà khác tốt hơn (chẳng hạn như hợp tác xã Văn Miếu, Võ Miếu trong liên kết giữa nhà nông và nhà khoa học về chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt ATTP; Hội phụ nữ xã).

Các đại lý/ cửa hàng, thương mại, hộ thu gom... cũng là những tác nhân trung gian quan trọng trong mối liên kết giữa các nhà, nhất là trong liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp trong cung ứng giống, các yếu tố đầu vào và tiêu thụ gà thịt ATTP.

d. Về sự hỗ trợ, trợ giúp các nhà tham gia liên kết (1) Đối với nhà nông:

Theo kết quả khảo sát, điều tra nhà nông nhận được sự trợ giúp từ các cấp các ngành thông qua chương trình, dự án về một số vấn đề như mở và hỗ trợ cho

tập huấn, trợ giá đối với đầu vào sản xuất (giống, phân bón,...) điều này cho thấy nhà nông đã được hỗ trợ, trợ giúp phần nào cho quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó góp phần nâng cao năng lực cho họ trong việc liên kết với các Nhà. Bên cạnh đó Nhà nông vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh (như nguồn lực về đất đai, vốn còn hạn chế) và nhu cầu họ trong những vấn đề đó là rất lớn (mở rộng quy mô sản xuất/đất đai, hỗ trợ vay vốn tín dụng). Tuy nhiên việc hỗ trợ, trợ giúp của Nhà Nước, các cấp, các ngành và địa phương cho Nhà nông vẫn còn hạn chế. Điều đó được thể hiện như: các hộ chăn nuôi gà thịt ATTP ở xã Địch Quả vẫn phải thuê, đấu thầu thêm đất đai để mở rộng quy mô sản xuất; hầu hết các Nhà nông (kể cả những hộ/trang trại sản xuất quy mô tương đối lớn, tham gia liên kết với các Nhà) khi vay vốn cũng không được hưởng sự ưu đãi.

(2) Đối với nhà khoa học:

Sự hỗ trợ, trợ giúp đối với Nhà khoa học được thực thiện thông qua những dự án, chương trình đề tài nghiên cứu,... đã phần nào giúp Nhà khoa học trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học ký thuật. Sự hỗ trợ đó đã giúp các Nhà khoa học gắn kết, liên kết tốt hơn với Nhà nông và Doanh nghiệp (chẳng hạn như phổ biến kiến thức chăn nuôi gà, đưa giống gà mới vào chăn nuôi ở Địch Quả; hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thịt ATTP ở Văn Miếu, Võ Miếu,...). Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư từ các cấp, các ngành cho nghiên cứu khoa học (Nhà khoa học) còn hạn hẹp, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển, trang thiết bị phục vụ khoa học kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu, chế độ chính sách và thù lao cho Nhà khoa học vẫn còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.

(3) Đối với doanh nghiệp:

Trong sản xuất kinh doanh cũng như tham gia liên kết với các Nhà còn gặp nhiều khó khăn (nhất là yếu tố vốn). Thực tế cho thấy một số các doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung ứng vật tư, thức ăn chăn nuôi, cung ứng giống gà mới (như là ở xã Địch Quả),... đã được các cấp, các ngành ở địa phương trợ giúp, hỗ trợ trong việc cho thuê mặt bằng để mở cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp tham gia liên kết trong tiêu thụ gà thịt ATTP với Nhà nông) đều chưa được sự ưu đãi trong vay vốn theo như trủ trương, chính sách về liên kết mà Nhà Nước đề ra.

e. Về các hình thức, phương thức và mô hình liên kết (1) Về hình thức liên kết:

Hình thức liên kết bao gồm hai hình thức cơ bản: thứ nhất, hợp đồng văn bản bằng (hợp đồng chính thống), thứ hai hợp đồng miệng (thỏa thuận miệng). Thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở huyện Thanh Sơn cho thấy: Hình thức liên kết dưới dạng hợp đồng văn bản (hợp đồng chính thống) chiếm tỉ lệ thấp, tuy nhiên mức độ bền chặt khá cao và chủ yếu là liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Cụ thể, kết quả khảo sát điều tra cho thấy có 5,2% trong liên kết cung ứng giống gà thịt giữa hộ - hợp tác xã – doanh nghiệp ở Thanh Sơn, 3,2% trong cung ứng vật tư thú y cho chăn nuôi giữa hộ - doanh nghiệp ở Thanh Sơn…. và hầu hết dưới dạng hợp đồng trên cơ sở cá nhân trực tiếp giữa nhà nông (trang trại sản xuất quy mô lớn) với doanh nghiệp cung ứng thức ăn, chế biến và tiêu thụ nông sản. Hợp đồng trên cơ sở nhóm (hợp tác thông qua hiệp hội, hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) còn rất ít.

Hình thức liên kết dưới dạng hợp đồng miệng (thỏa thuận miệng) là hình thức liên kết chủ yếu, diễn ra trong mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp ở hầu hết các nội dung liên kết (chiếm tỉ lệ rất cao, trên 90%). Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tính kém bền vững trong sự liên kết giữa các nhà.

(2) Về phương thức liên kết:

Phương thứ liên kết được diễn ra dưới dạng cơ bản: liên kết dọc và liên kết ngang. Thực trạng về phương thức liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong chăn nuôi gà thịt ATTP ở huyện Thanh Sơn cho thấy:

Thực trạng về liên kết chỉ ra trong hầu hết các sản phẩm việc quy hoach, định hướng, sự gắn kết từ sản phẩm đến tiêu thụ còn yếu và chưa được quan tâm, từ đó ảnh hưởng tới liên kết giữa các nhà theo chuỗi giá trị, chuỗi tiếp thị (liên kết dọc). Bên cạnh liên kết dọc đó, phương thức liên kết ngang giữa các nhà trong từng nội dung liên kết diễn ra khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên mức độ liên kết cũng như tính bền vững của liên kết chưa thực sự tốt. Thực tế sự liên kết giữa các nhà cũng có đan xen, xuất hiện cả liên kết dọc và liên kết ngang (có thể tạm gọi là liên kết nghiêng).

(3) Về mô hình liên kết:

Mô hình liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp được thể hiện ở hai dạng mô hình chủ yếu, đó là mô hình phi chính thống và mô hình hợp đồng

chính thống, bao gồm năm loại mô hình (mô hình phi chính thống và mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian, mô hình tập chung, mô hình trang trại hạt nhân). Thực tế mối liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở huyện Thanh Sơn chỉ thấy xuất hiện chủ yếu ở hai loại mô hình, đó là mô hình phi chính thống và mô hình trung gian. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với mô hình phi chính thống: đây là loại mô hình chủ yếu xuất hiện ở hầu hết các nội dung liên kết và chiếm một tỉ lệ rất cao (trên 90%). Điển hình như liên kết trong cung ứng giống gà ở Địch Quả giữa doanh nghiệp và nhà nông, sự liên kết đó được diễn ra chủ yếu là do sự quen biết và tin tưởng giữa hai nhà, khi tiến hành liên kết họ cũng không kí kết văn bản thỏa thuận…Thực tế cho rằng: trong nhiều trường hợp khi tham gia liên kết một nhà không đáp ứng tốt yêu cầu của nhà kia (doanh nghiệp cung ứng giống chất lượng không đảm bảo cho nhà nông), do đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nhà đó.Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém bền vững trong các mối liên kết.

Thứ hai, đối với mô hình trung gian: đây là loại mô hình hợp đồng chính thống, có xuất hiện trong liên kết sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở huyện Thanh Sơn tuy nhiên tỉ lệ của mỗi liên kết này trong tổng thể các nhà tham gia liên kết chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 5%). Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy liên kết này chỉ xuất hiện ở một vài địa phương, một vài nội dung liên kết nhỏ như liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông trong tiêu gà thịt ATTP ở xã Địch Quả (doanh nghiệp kí kết tiêu thụ gà thịt ATTP cho nhà nông thông qua Hợp Tác xã nông nghiệp An Phú). Mô hình liên kết cần được khuyến khích nhân rộng, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không ổn định nên liên kết này gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự bền vững và rất cần sự quan tâm trợ giúp từ các cấp, các ngành. Bên cạnh đó cũng có xuất hiện liên kết chính thống giữa nhà nông và doanh nghiệp trong cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi (giữa nhà nông sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại quy mô lớn liên kết với doanh nghiệp).

Về tổng quan liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở huyện Thanh Sơn cho thấy chưa có, hoặc có nhưng ít mô hình liên kết giữa các nhà một cách rõ ràng, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, kết quả khảo sát, điều tra cho thấy đã xuất hiện một số mô hình liên kết giữa các nhà tương đối hiệu quả và là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90)