Số lượng gà thịt điều tra tại huyện Thanh Sơn năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 66)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số hộ/ trang trại Số gà Số hộ/ trang trại Số gà Số hộ/ trang trại Số gà Nhóm I 10.200 71.400 10.120 77.000 10.100 70.000 Nhóm II 90 812.000 102 954.000 77 539.000 Nhóm III 40 716.600 42 869.000 69 1.091.000

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.1 cho thấy các hộ chăn nuôi và các chủ trang trại trên địa bàn huyện Thanh Sơn chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nên chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế. Họ chăn nuôi gà theo kiểu tự cung, tự cấp, số gà thịt ở nhóm I này hầu như biến động không nhiều.

Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2014 làm cho các hộ và trang trại đều chăn nuôi ít đi. Số trang trại ở nhóm II năm 2017 là 102 trang trại nhưng sang năm 2018 rút xuống chỉ còn 77 trang trại chăn nuôi gà với số lượng cũng ít đi. Tình trạng để trống chuồng nhiều do không có vốn sản xuất, đầu vào cao, đầu ra thấp và dịch bệnh nhiều nên không có lãi.

Vì vậy để tránh rủi ro cao các hộ và trang trại trên địa bàn huyện đã chuyển sang hình thức chăn nuôi gia công cho các công ty. Tuy thu được lãi ít nhưng họ không phải bỏ vốn mà chỉ xây dựng chuồng trại cho nên rủi ro trong chăn nuôi thấp hơn. Chăn nuôi gia công tăng dần, năm 2015 có 40 trang trại, năm 2017 có 42 trang trại, đến năm 2018 có 69 trang trại chăn nuôi khoảng 1.091.000 con gà thịt.

a. Thông tin chung về các hộ/trang trại chăn nuôi gà

Trước khi đi vào phân tích, tác giả tiến hành đánh giá chung về các hộ điều tra (Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.2):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 66)