Tình hình phát triển liên kết về thức ăn qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Biểu đồ 4.3 cho thấy tình hình phát triển liên kết về thức ăn qua các năm giữa các tác nhân (giữa Nhà nông – Nhà nông, Nhà nông – Doanh nghiệp và Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) trong mối liên kết có xu hướng tăng đều qua giai đoạn 2016 – 2018. Nhìn chung các mối liên kết này đã tập trung phát triển liên kết theo hình thức chính thống ở các mối liên kết giữa Nhà nông với Doanh nghiệp và giữa các Doanh nghiệp với nhau (năm 2016 tỷ lệ 56,0% năm 2018 tăng lên 64,0%), bên cạnh đó mối liên kết giữa Nhà nông với Nhà nông vẫn chủ yếu là mối quan hệ phi chính thống (năm 2018 tỷ lệ liên kết là 96,0%). Từ đó cho thấy công tác phát triển liên kết về thức ăn giữa các tác nhân dần được nâng cao, cụ thể là mối phát triển liên kết giữa Nhà nông - Doanh nghiệp và Doanh nghiệp - Doanh nghiệp.

0 10 20 30 40 50 60 70 Hộ - Hộ Hộ - DN DN - DN % 2016 2017 2018

d. Liên kết về vật tư thú y

Trong chăn nuôi gia cầm, với những hộ quy mô lớn, công tác phòng trừ dịch bệnh được các Nhà nông này đặc biệt quan tâm do trong những năm vừa qua dịch cúm gia cầm làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và các Nhà nông chăn nuôi nói riêng. Do đó, bản thân mỗi Nhà nông có ý thức phòng trừ dịch bệnh rất cao. Trong quá trình chăn nuôi, chuồng trại được cách ly và xử lý phòng trừ rất nghiêm ngặt và cẩn thận. Bản thân cán bộ thú y cấp xã muốn tiếp cận với các chuồng nuôi cũng không dễ dàng nếu không được sự đồng ý của Nhà nông.

Sơ đồ 4.4. Các tác nhân tham gia liên kết cung ứng thuốc thú y trong chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trong cung ứng thuốc thú y thì mối liên kết giữa Nhà nông và doanh nghiệp thông qua hình thức liên kết trực tiếp (Nhà nông - doanh nghiệp) giữ vai trò chủ đạo (63,3%) song song với các trung gian liên kết khác (Nhà nông - HTX/đại lý – doanh nghiệp) chiếm 48,9%. Bên cạnh đó, tồn tại mối liên kết giữa Nhà nông với nhà khoa học thông qua HTX và các tổ chức chính quyền trong công tác phòng trừ dịch bệnh gia cầm.

Ở nhiều địa phương mối liên hệ giữa hộ chăn nuôi với các công ty sản xuất và cung ứng thuốc thú y có dịch vụ bác sĩ thú y của công ty đến chuẩn đoán và phòng trừ bệnh cho gia súc, gia cầm cho hộ chăn nuôi; mối liên hệ giữa hộ chăn nuôi với các cán bộ thú y địa phương phụ trách phòng trừ dịch bệnh thực tế hiệu quả chưa cao do: người chăn nuôi chỉ có phương pháp phòng trừ dịch bệnh cho khu vực nuôi của mình, chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh ngoài khu vực chăn nuôi, cán bộ thú y chưa thể hiện vai trò trong kiểm tra, giám sát, khi có dịch mới đi khoanh vùng, rà soát để đưa ra các biện pháp tránh lây lan dịch bệnh. Mặt khác, địa bàn huyện Thanh Sơn rộng cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc kiểm tra, giám sát công tác phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Nhà nông Doanh nghiệp

Nhà KH Đại lý, HTX

Bảng 4.10. Tình hình liên kết cung ứng thuốc thú y trong chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

ĐVT: Tỷ lệ % tham gia liên kết

Chỉ tiêu

Các mối liên kết Hộ - Hộ

(n=90) Hộ - DN (n=90)

1. Tỷ lệ tham gia liên kết

- Liên kết chính thống - Liên kết phi chính thống

2. Thời điểm liên kết

- Thời điểm của quá trình sản xuất - Trong cả quá trình sản xuất

3. Phương thức thanh toán

- Trả trước khi nhận hàng - Trả ngay khi nhận hàng - Trả sau khi nhận hàng

4. Giá

- Chấp nhận giá - Giá thỏa thuận

5. Chất lượng - Đảm bảo - Không đảm bảo 63,3 22,8 77,2 14,0 86,0 3,5 87,7 8,8 91,2 8,8 89,5 10,5 48,9 13,6 86,4 9,1 90,9 - 88,6 11,4 93,2 6,8 79,5 20,5

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)