Bài học kinh nghiệm thực tế rút ra về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44)

thịt an toàn thực phẩm cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Từ kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước về mô hình phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt thì huyện Thanh Sơn cần lưu ý một số điểm như sau:

- Cần quan tâm đến phát triển liên kết ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, phát triển hàng hóa.

- Chính quyền tích cực phối hợp với các đơn vị hữu quan xây dựng, quy hoạch các lĩnh vực có tiềm năng phát triển, qua đó kêu gọi, khuyến khích các đơn vị đầu tư vào phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

- Cần quan tâm, thu hút phát triển các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, để qua đó tạo công ăn việc làm cho người lao động, cung ứng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức các hình thức hợp tác, liên kết giữa các tác nhân tham gia phát triển liên kết chăn nuôi, giúp họ liên kết với nhau hiệu quả, bền vững.

- Hỗ trợ các hộ nông dân xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi, từ đó nhân rộng, quảng bá mô hình làm ăn tốt, hiệu quả ra diện rộng.

- Quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH - HĐH gắn với phát triển liên kết chăn nuôi mang lại hiệu quả cao và tạo ra thế mạnh phát triển cho vùng, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thực hiện Nghị định 61 NĐ/CP (ngày 09 tháng 4 năm 2007), của Thủ tướng Chính phủ "Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ", diện tích tự nhiên của Thanh Sơn còn lại là 62.177,06 ha, dân số trên 12 vạn người có 22 xã và 1 thị trấn, 285 khu dân cư.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Sơn

Thanh Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông; Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây. Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh 313; 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hoà Bình; Yên Bái; Hà Nội. Với vị trí đó, huyện Thanh Sơn thực sự là mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m. đây là vùng thượng luu của song Bứa địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (Địch Quả; Sơn Hùng) rồi đổ ra sông Hồng ở địa phận huyện Thanh Sơn. Về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng. Tuy nhiên địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội. Khí hậu, địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu báp úp nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Do địa hình chi phối khí hậu của huyện có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20- 210C, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.850- 1.950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình là 86,8%.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.177,06 ha, trong đó có 7.975,6 ha đất nông nghiệp, có 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp và 4.137,54 ha

đất chưa sử dụng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương như: Thương hiệu Chè Bảo Long, Cây công nghiệp Sơn (Khả Cửu, Sơn Hùng, Võ Miếu); chuối phấn vàng (Tân Lập; Tân Minh)... Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ.

b. Tài nguyên nước

Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

c. Tài nguyên rừng

Đất Lâm nghiệp của huyện có diện tích 45.377,1ha, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, độ che phủ rừng hiện tại là 62%. Diện tích rừng với nhiều cây công nghiệp tương đối phong phú, đa dạng như: Gỗ trai, cây sơn, cây bạch đàn, cây keo... có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, sạt lở. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tương đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng.

d. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản như: pizít, quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than… Ngoài ra cón có nhiều mỏ đá tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Phát huy truyền thống đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo, 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cụ thể, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 26,91%. Tổng sản lượng lương thực đạt 47,7 nghìn tấn; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 21,3%; thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân

hàng năm đạt 4,64%; sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng ở các cấp học, toàn huyện đã có 46/79 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã có trường đạt chuẩn quốc gia; công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt được nhiều kết quả tích cực; lĩnh vực lao động việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; công tác dân tộc tôn giáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra sôi nổi, phong phú; các thiết chế văn hoá được tăng cường đầu tư xây dựng; công tác quốc phòng- an ninh được củng cố vững mạnh, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực,...

Tính đến hết năm 2018, giá trị tăng thêm (giá năm 2011) ước đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 12,05% so với năm 2017. Trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%, Công nghiệp - xây dựng tăng 9,5%, dịch vụ thương mại 5,4%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng của huyện. Tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 42,17%; Dịch vụ 28,74%; Công nghiệp - xây dựng 29,09%. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường tiếp tục được chú trọng. Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, nhất là hệ thống cầu, đường giao thông như: Cầu qua sông Bần xã Võ Miếu; đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn; hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa…

Bảng 3.1. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá trị thực tế)

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng trưởng BQ giai đoạn (%)

Tổng GTSX 868.391 902.923 1.102.034 112,65

1 Nông, lâm, thuỷ sản 247.491 452.932 464.748 137,03

2 CN & Xây dựng 379.486 238.664 320.554 91,91

3 Các ngành dịch vụ 241.412 211.327 316.732 114,54

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn (2018) Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, đến nay xã Lương Nha đã đạt chuẩn nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm và có nhiều bước phát triển. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều khởi sắc, toàn huyện hiện có 51 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; 7/23 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế;

dân cư văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa.

Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thanh Sơn

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Tổng GTSX 868.391 100,00 902.923 100,00 1.102.03 100.00

1 Nông, lâm, thuỷ sản 247.491 28,50 452.932 50,16 464.748 42,17 2 CN & Xây dựng 379.486 43,70 238.664 26,43 320.554 29,09 3 Các ngành dịch vụ 241.412 27,80 211.327 23,40 316.732 28,74 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn (2018) Để đạt được những kết quả trên, huyện tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản có sự chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành dịch vụ và xây dựng tiếp tục duy trì, phát triển. Trong công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã từng bước chuyển từ khai thác, bán nguyên liệu thô sang chế biến sâu. Cùng đó, Thanh Sơn đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chủ động phối hợp với các sở, ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương để thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư một số công trình trọng điểm; từng bước đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học, các thiết chế văn hoá trên địa bàn,…; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, với tổng số vốn đã đầu tư đạt 955 tỷ đồng, nhờ đó hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn được cải thiện rõ rệt. Các ngành dịch vụ tiếp tục được đầu tư mở rộng và phát triển, cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Để khai thác tiềm năng, lợi thế trên mọi lĩnh vực, trong thời gian tới, huyện Thanh Sơn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tích cực huy động và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trung hạn từ ngân sách cấp trên, từ các chương trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, giao thông nông thôn, chương trình 135 và các nguồn vốn xã hội hóa; đồng thời đẩy mạnh quy hoạch, triển khai đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng thị trấn Thanh Sơn theo quy hoạch và

đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như đường giao thông liên huyện Thanh Thuỷ - Thanh Sơn, đường Trung tâm Thị trấn Thanh Sơn, cầu qua sông Bần xã Võ Miếu, cải tạo nâng cấp tuyến đường từ Võ Miếu đi Thượng Cửu,...

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2020 Thanh Sơn có 70% đường giao thông nông thôn, 50% hồ, đập, kênh mương được cứng hóa, 100% phòng học được kiên cố hóa theo hướng chuẩn quốc gia. Huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu; tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế đồi rừng để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; duy trì ổn định tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 14.000 ha; phấn đấu nâng năng suất chè bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt 13,5 tấn/ha trở lên, sản lượng chè búp tươi đạt trên 28 ngàn tấn; năng suất rừng trồng đạt 75m3/ha/chu kỳ; triển khai trồng khoảng 300ha cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây bưởi Diễn,...; tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến chè, chế biến gỗ, nhất là các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu và có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại; tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô công nghiệp theo quy hoạch trên cơ sở bảo đảm môi trường sinh thái; chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tạo, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Tập trung chỉ đạo, ưu tiên lồng, ghép các nguồn lực đầu tư đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Huy động hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; phấn đấu mỗi năm mỗi xã tăng từ 1 tiêu chí trở lên; đến năm 2020 có 3 xã: Lương Nha, Địch Quả, Cự Thắng đạt chuẩn nông thôn mới và 3 xã: Sơn Hùng, Thạch Khoán, Giáp Lai cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong thời gian tới, huyện Thanh Sơn tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và tầng lớp nhân dân; khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Tập trung sự chỉ đạo và nguồn lực thực hiện tốt 2 khâu đột phá là đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, tạo nền tảng vững

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Huyện Thanh Sơn có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu thương mại. Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện rất lớn. Là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp, nông thôn huyện Thanh Sơn có lợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các loại nông sản, thực phẩm sạch, nông sản, thực phẩm cao cấp, rau an toàn, trái cây, hoa, cây cảnh...

Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, huyện Thanh Sơn đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở trong tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Sơn với tốc độ cao và ổn định. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá là lợi thế rất cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện.

Điều kiện tự nhiên của Thanh Sơn khá phù hợp để phát triển chăn nuôi các loại gia súc lớn như trâu, bò, gà, dê… Diện tích rộng, nhiều đồi rừng thuận lợi cho việc trồng cỏ và các loại cây khác làm thức ăn cho gia súc; người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là trâu, bò và gà. Trong vài năm trở lại đây, giá trâu, bò và gà thương phẩm tăng lên, người dân đã có ý thức bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44)