Nội dung phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

2.1.5. Nội dung phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

2.1.5.1. Phát triển liên kết trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất

Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học... với người sản xuất (nông dân), bên cạnh đó còn có hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà khoa học hay giữa các người sản xuất với nhau chủ yếu là cung ứng nguyên liệu đầu vào mà họ cùng sản xuất. Người sản xuất có tư liệu sản xuất (đất đai, sức lao động...), họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thức ăn... Khi thực hiện mối liên kết này, các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học... sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với người sản xuất hoặc thông qua địa phương. Qua hình thức này các nhà cung ứng đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào để người sản xuất có vật tư đầu vào và họ sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào sẽ bán được sản phẩm mình

sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người sản xuất lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người sản xuất sẽ chủ động về các nguồn nguyên liệu đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn (Nguyễn Tất Thắng, 2011). Có các dạng chủ yếu sau:

+ Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản; + Bán vật tư, mua lại sản phẩm.

2.1.5.2. Phát triển liên kết trong quá trình sản xuất (trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong phòng trừ dịch bệnh)

a. Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật:

Đây là một hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học (cơ sở trường đại học, viện nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật ở doanh nghiệp hay địa phương...) đối với người sản xuất (nông dân). Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học sẽ chuyển giao những tiến bộ KHKT cho người nông dân. Khi đã được chuyển giao KHKT người nông dân tiếp nhận nó và đưa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt hơn. Trong liên kết đó người ta ký trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua địa phương ký kết các hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận miệng với nhau để chuyển giao các tiến bộ KHKT. Khi liên kết theo hình thức này người nông dân sẽ tiếp nhận các tiến bộ KHKT mới để áp dụng vào sản xuất, đổi lại người nông dân sẽ phải trả chi phí cho người, cơ quan tổ chức đã chuyển giao tiến bộ KHKT đó. Liên kết được thực hiện, chủ yếu là liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi (Nguyễn Tất Thắng, 2011).

b. Liên kết trong phòng chống dịch bệnh:

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh nông nghiệp người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro; một trong những rủi ro mà nông dân gặp phải đó là dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi. Khi rủi ro xẩy ra, trước hết gây thiệt hại trực tiếp cho bản thân người nông dân, và phần nào ảnh hưởng đến lợi ích các tác nhân liên quan. Do vậy, việc tiến hành liên kết trong phòng chống dịch bệnh luôn được Nhà nông, cũng như các tác nhân liên quan quan tâm thực hiện.

kỹ thuật hay tiến hành phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Liên kết đó thường được sự trợ giúp, hỗ trợ từ Nhà nước, được tiến hành thông qua chính quyền hay tổ chức đoàn thể ở địa phương. Bên cạnh dạng liên kết chủ đạo đó thì liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi những kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh cũng được tiến hành (Nguyễn Tất Thắng, 2011).

Việc thực hiện liên kết phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi là công tác khó khăn và cả những chi phí tăng thêm cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện tốt công tác đó sẽ mang lại lợi ích cho việc phát triển bền vững, hạn chế rủi ro trong sản xuất – kinh doanh của các tác nhân.

2.1.5.3. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ luôn là nỗi lo của người nông dân. Thực tế cho thấy “được mùa nhưng rớt giá”, nông sản rẻ như bèo, tư thương ép giá, thu nhập giảm, có khi hoà vốn đầu tư đã là mừng... Đây là tình trạng phổ biến, là thứ bệnh “kinh niên” chưa được “chữa trị”. Trong cơ chế thị trường sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hoá để bán chứ không “tự sản tự tiêu” như trước đây. Thị trường tự do bão hoà, không đủ sức tiêu thụ, khiến nông dân nhiều khi phải đổ đi, không biết bán cho ai. Chính vì thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất ra của người nông dân (Nguyễn Tất Thắng, 2011).

Trong mối liên kết này người sản xuất thường liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ sản phẩm... Họ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các tổ chức chính quyền, các tổ chức cá nhân trung gian) ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận miệng với các cam kết về số lượng, chất lượng... để cung cấp các sản phẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức thu mua... sẽ phải bao tiêu hết số lượng như đã cam kết với người dân. Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau theo đó thì lợi ích mà người nông dân được hưởng là được bao tiêu sản phẩm mà mình làm ra với giá cả ổn định, giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản xuất (doanh nghiệp, đơn vị chế biến, tiêu thụ...) cũng sẽ có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất - kinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết này các tổ chức, đơn vị tiêu thụ có thể thực hiện dưới hình thức mua bán hay ứng trước một phần chi phí đầu vào... để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình, gắn với mỗi nội dung liên kết thì lợi ích, chi phí của mỗi bên nhận được và bỏ ra sẽ thay đổi theo hợp đồng, cam kết giữa các bên (Nguyễn Tất Thắng, 2011).

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

2.1.6.1. Chính sách phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước bằng những chính sách cụ thể rất quan trọng. Sự điều tiết này nhằm hướng tới mục đích khuyến khích một ngành nào đó cần được ưu tiên phát triển và ngược lại.

Chăn nuôi gà tuy chưa chiếm được tỷ trọng lớn trong nông nghiệp song nó đã đóng góp khá lớn vào nông nghiệp bằng tiền của nông dân và là nguồn thực phẩm tiêu dùng của người dân hiện nay.

Phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại như dịch cúm gia cầm H5N1, H1N1,... nên Nhà nước cần có sự can thiệp trực tiếp và có các chính sách thỏa đáng để thúc đẩy ngành phát triển. Ngay sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý Nhà nước đã có chính sách khuyến khích chăn nuôi gà thịt ATTP phát triển, nông dân được tự do chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, xóa bỏ việc ngăn sông cấm chợ đã góp phần nâng quy mô đàn gia cầm tăng lên rất nhanh. Chúng ta đang khuyến khích phát triển chăn nuôi phát triển chăn nuôi gà thịt ATTP, tập trung quy mô lớn. Để thực hiện tốt phương hướng phát triển ngành chăn nuôi cần được sự giúp đỡ tích cực từ bên ngoài trên nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, cần có những chính sách tích cực trên các mặt như giải quyết về vốn, thị trường, đầu tư công nghệ, chính sách khuyến nông của Đảng, Trung ương, địa phương để khuyến khích phát triển chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu to lớn của ngành trong điều kiện hiện nay.

2.1.6.2. Công tác quy hoạch phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Do đặc điểm hình thành tự phát mà các vùng sản xuất khó có sự chỉ đạo, tổ chức sản xuất tập trung nên chất lượng sản phẩm mới đáp ứng một phần nhu cầu thị trường. Mặt khác, do quy mô nhỏ, tại từng nông hộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất không đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất quy mô lớn, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm khó bảo đảm, ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh trên thị trường. Những hạn chế đó phần lớn nguyên nhân do sản xuất quá nhỏ lẻ, công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung có phần gặp nhiều khó khăn.

Để đạt được mục tiêu quy hoạch tổng thể về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP, Cục Chăn nuôi đã đưa ra các giải pháp để phát triển mạnh chăn nuôi ATTP trong giai đoạn 2007-2015. Trước hết, các địa phương cần có chính sách quy hoạch đất đai, định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung đến tận huyện, xã; chú trọng chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi trang trại.

2.1.6.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Dịch vụ kĩ thuật bao gồm giống, thức ăn, công tác thú y, kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng (Nguyễn Tất Thắng, 2011):

- Giống gà: Giống là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP. Để có một đàn gà tốt, năng suất cao, khỏe mạnh, sản phẩm tốt trước hết phải có giống tốt.

- Về thức ăn: Trong chăn nuôi gà thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% chi phí trong chăn nuôi nên đây là yếu tố quyết định. Tùy đặc tính sinh lý, giai đoạn phát triển của mỗi loại gia cầm mà yêu cầu về thức ăn cũng khác nhau. Thức ăn hỗn hợp cho gà chủ yếu là cám ngô.

Chăn nuôi gà cần phải cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết thì gà mới phát triển tốt, nhanh lớn. Nếu cung cấp thức ăn không đủ dinh dưỡng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đàn gà sinh trưởng kém, sức khỏe giảm sút, dịch bệnh xảy ra gây tổn thất cho người chăn nuôi.

Trong điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn như hiện nay vấn đề thức ăn chăn nuôi càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì vậy việc phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay.

- Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng: Đối với đàn gà đó là sinh vật sống nên đàn gà cần có sự tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học trên cơ sở những đặc tính sinh lý của từng loại, từng thời kỳ và lứa tuổi khác nhau. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn, tập trung việc chăm sóc nuôi dưỡng sẽ phải thực hiện theo một quy trình mang tính công nghiệp rất nghiêm ngặt. Thực hiện một cách khoa học khâu chăm sóc, nuôi dưỡng không chỉ là những điều kiện tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của đàn gà mà vấn đề quan trọng là giảm được chi phí chăn nuôi và nâng cao được hiệu quả trong chăn nuôi.

- Công tác thú y, vệ sinh, phòng bệnh: Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng mức độ rủi ro sẽ rất cao nếu như công tác vệ sinh và phòng dịch bệnh không tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn vấn đề phòng chống dịch bệnh càng được quan tâm hơn. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cần phải tiêm phòng cho đàn gia cầm thường xuyên và thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy định công tác thú y. Thêm vào đó phải thực hiện tốt khâu vệ sinh nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại và ngăn ngừa mầm bệnh từ bên ngoài.

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có vị trí đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà nói riêng. Nghiên cứu quỹ đất của hộ giúp chúng ta đưa ra giải pháp về quy mô chăn nuôi của hộ và quy hoạch khu chăn nuôi. Muốn phát triển chăn nuôi gà theo hướng trang trại thì phải có một diện tích đất đai để xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải, nhà kho.

Mặc dù diện tích đất đai để làm chuồng trại đã được quy hoạch nhưng do chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, điện nên chưa thu hút được nhiều chủ hộ. Những trang trại đang chăn nuôi thì mắc phải những khó khăn về nguồn nước, tự mình phải khoan giếng, nhiễm phèn, phải mất thêm công xử lý nước. Về giao thông thì các trang trại phải cùng nhau xây dựng đường đi vì đường là đường đất, do xây dựng tạm bợ nên hàng năm phải gia cố lại bên cạnh đó điện cũng phải tự kéo về.

2.1.6.4. Vốn cho phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Vốn cũng là một yếu tố quan trọng đối với sản xuất. Không có vốn thì không có đầu tư tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Đặc biệt trong chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP, sản xuất mang tính chất hàng hóa, tập trung quy mô lớn đòi hỏi cần một lượng vốn đầu tư lớn nên vốn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ chăn nuôi gà. Nhà nước cũng cần có các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, giải quyết vốn cho vấn đề chăn nuôi hiện nay.

Như vậy vốn là yếu tố rất cần thiết cho phát triển chăn nuôi gà. Nhu cầu về vốn cho chăn nuôi gà bao gồm: vốn mua con giống tốt, đầu tư cho thức ăn và thú y, xây dựng chuồng trại và trang thiết bị phù hợp với điều kiện chăn nuôi công nghiệp và các chi phí cần thiết khác.

do đó đầu tư vốn cho phát triển chăn nuôi cần xác định đúng đối tượng hộ chăn nuôi, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có chính sách trợ giúp tích cực của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển chăn nuôi gà thịt trong tình hình mới.

2.1.6.5. Trình độ của cán bộ, nhận thức của người chăn nuôi về phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm

Đối tượng của ngành chăn nuôi là những sinh vật sống nên lao động là yếu tố hết sức quan trọng. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp đòi hỏi những người lao động phải có hiểu biết về kỹ thuật, kỹ năng trong chăn nuôi. Chăn nuôi theo hướng trang trại cần phải có kiến thức quản lý, trình độ hiểu biết về thị trường mới có khả năng đảm bảo thu được hiệu quả trong chăn nuôi. Hiện nay lao động nông nghiệp trong nông thôn còn thiếu nhiều việc làm song lực lượng lao động có trình độ tay nghề, có kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng ATTP lại ít. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại cần phải đào tạo để có một đội ngũ lao động có đủ kiến thức về chăn nuôi, quản lý và kỹ thuật (Nguyễn Tất Thắng, 2011).

Công tác khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà thịt ATTP. Nếu các chủ hộ thường xuyên được các khuyến nông viên cơ sở chia sẻ, phổ biến kiến thức chăn nuôi, họ sẽ trang bị cho mình những kiến thức vững vàng để xử lý tốt tình huống gặp phải trong quá trình chăn nuôi. Và ngược lại nếu cán bộ khuyến nông huyện và khuyến nông xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)