Khả năng tiếp cận vốn của hộ khi áp dụng UDCNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 77 - 78)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Trong một số mơ hình của DA phát triển, hộ có thể tiếp cận vốn thơng qua tham gia “Nhóm sở thích” để vay vốn từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NNPTNT, Quỹ tín dụng hoặc từ chính DA, tuy nhiên các dự án sản xuất này chủ yếu là phục vụ sinh kế là chủ yếu và người dân không tiếp cận được trong sản xuất UDCNC. Nguồn vốn của hộ huy động đầu tư chủ yếu là từ vay bạn bè người, thân hoặc sử dụng tài sản đất nhà để thế chấp với ngân hàng và góp vốn cùng với HTX để tham gia.

Các TCTD chủ yếu cung cấp tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp vì các đối tượng này có tài sản thế chấp. Các TCTD ít cho HTX, THT vay vì các tổ chức này khơng có tài sản thế chấp và được đánh giá hoạt động kém hiệu quả. Các hộ, cá nhân, tổ chức có sản xuất nơng nghiệp nhưng cư trú ở phường, thị trấn không được các TCTD cho vay theo Nghị định 41.

Các TCTD chủ yếu cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển sản xuất bởi lý do là cho vay xây dựng CSHT có nhiều rủi ro. Ngược lại, cho vay các món vay nhỏ phục vụ sản xuất sẽ ít rủi ro hơn. Tuy nhiên thực tế các hộ được vay vốn vẫn sử dụng các nguồn vay vào CSHT phục vụ sản xuất như xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính,

Giá trị trung bình cho một khoản vay tín chấp là 35,6 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều mức tối đa cho phép là 50 triệu đồng/khoản vay tín chấp với cá nhân, hộ gia đinh. Lí do là theo quy định vay tín chấp, ngân hàng có quyền giữ sổ đỏ, nhưng khơng được quyền phát mãi tài sản khi nợ khó thu hồi trong khi Bộ Tài chính và NHNN chưa ban hành thơng tư hướng dẫn xử lý nợ xấu, nợ khó thu hồi trong cho vay NNNT với các khoản vay tín chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)