Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 53 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu

thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thơng tin có được chúng tơi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả để để tính tốn các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn đến phát triển cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp so sánh trong và ngoài vùng thực hiện dự án

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là so sánh phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của người dân trước và sau khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ

cái của các từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở các nông hộ được điều tra phỏng vấn để đưa ra giải pháp khắc phục và hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)