Các chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 35 - 41)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2.3. Các chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2.3.1. Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”.

Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;

Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho nội đồng của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo thẩm quyền.

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

09/01/2012 về “ Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nơng-lâm-thủy sản an tồn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các ưu đãi sau:

Đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu khơng khí để xác định các vùng sản xuất tập trung.

Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.

Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an tồn;

Cơng tác quy hoạch cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả như: Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thơn; quy hoạch ngành nghề nơng nghiệp; quy hoạch phịng chống lũ và đê điều chi tiết 1 số vùng; quy hoạch phát triển chăn nuôi; quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Một số quy hoạch đang được triển khai và đã được phê chuẩn từ năm 2011 - 2013 như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nơng nghiệp; quy hoạch phịng, chống lũ và đê điều chi tiết sông Đáy; quy hoạch phát triển thuỷ sản; quy hoạch hệ thống thuỷ lợi cấp nước ngọt cho 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh; quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng; quy hoạch vùng sản xuất rau củ quả an toàn

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt

chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ cao trong lĩnh vưc nơng nghiệp, góp phần xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 3,5%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu.

Nghị định 41 và nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ

phát triển nơng nghiệp nông thôn. Một trong những nội dung cốt lõi giải quyết vấn đề nguồn vốn trong việc phát UDCNC trong sản xuất nơng nghiệp đó là cơ chế tín dụng. Nghị định này quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần xây dựng nơng thơn mới và nâng cao đời sống của nơng dân, cư dân ở nơng thơn.

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thôn quy định tại Nghị định này chưa bao gồm chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Nghị quyết số 32/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai

đoạn 2011 – 2015. Nghị quyết số 10/TU và Đề án số 15/ĐA-UBND của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo; Nghị quyết số 04 về thực hiện chế biến cói và chế tác đã mỹ nghệ; chương trình kiên cố hố kênh mương; Nghị quyết về kinh tế biển, Nghị quyết sô 03/NQ-HĐND và đề án số 06/ĐA-UBND tỉnh ngày 4/4/2013 của UBND tỉnh về xây dựng chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 15/TU về phát triển du lịch; kế hoạch số 08/KH- UBND thực hiện triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư; chương trình giống cây trồng, vật ni và giống cây lâm nghiệp; chương trình MTQG vệ sinh an tồn thực phẩm...

2.2.3.2. Chính sách khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”: Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hỗ trợ mức cao nhất kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các dự án sản xuất thử nghiệm các công nghệ cao mới tạo ra trong nước hoặc các cơng nghệ cao nhập từ nước ngồi trong 2 năm đầu áp dụng, khơng thu hồi kinh phí hỗ trợ.

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp

đầu tư vào nông nghiệp nơng thơn. Nghị định số 210/NĐ-CP có một số sửa đổi, bổ sung của Nghị định 210 so với Nghị định 61 như sau:

- Về đối tượng hưởng lợi: Nghị định 61 chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa. Nghị định 210 ưu đãi, hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp có dự án nơng nghiệp đặc biệt ưu đãi, DANN ưu đãi và DANN khuyến khích đầu tư (trừ DN có vốn đầu tư nước ngồi và DNNN có quy định riêng).

- Về nội dung và định mức ưu đãi: giống như nghị định 61, Nghị định 210 cũng quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất, Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Về nội dung và định mức hỗ trợ: Nghị định 210 chỉ quy định chung hỗ trợ đầu tư về các nội dung đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, và áp dụng

khoa hoc công nghệ. Định mức hỗ trợ các nội dung này khơng có sự thay đổi so với Nghị định 61. Tuy nhiên, các nội dung hỗ trợ về chi phí vận chuyển, xây dựng cơ sở hạ tầng được quy định cho từng lĩnh vực cụ thể.

- Về nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ đầu tư

+ Nghị định 210 nêu rõ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Hàng năm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành từ 2 - 5% ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ đầu tư theo Nghị định này. Ngân sách Trung ương hỗ trợ từ 60 đến 80% kinh phí thực hiện hỗ trợ đầu tư tùy thuộc mức độ tỉnh nhận cân đối từ ngân sách trung ương. Các tỉnh có cân đối ngân sách về trung ương thì ngân sách địa phương tự cân đối thực hiện. Đối với những dự án thực hiện ở vùng biên giới, hải đảo, dự án công nghệ cao được hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Quy định này giải quyết bất cập lớn nhất từ Nghị định 61 là các tỉnh khơng có ngân sách để hỗ trợ đầu tư. Nghị định 210 có thể khuyến khích các địa phương tăng cương tuyên truyền, hỗ trợ nhà đầu tư.

+ Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ cho dự án có mức cần hỗ trợ trên 2 tỷ đồng. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho dự án còn lại, gồm cả những dự án lớn hơn 2 tỷ đồng nhưng không sử dụng ngân sách trung ương.

+ Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ 70% kinh phí hỗ trợ khi các hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và hỗ trợ nốt 30% khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm thu. Quy định này cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư có vốn hạn chế, phải đi vay tín dụng để thực hiện dự án. Ngoài ra cũng tạo tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư.

Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về việc hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất lúa

chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015; Chính sách đầu tư hỗ trợ dự án sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao tại huyện Yên Khánh và Nho Quan; Đề án khuyến nông phát triển sản xuất chất lượng cao; Đề án nước sạch nông thôn;

Mới đây ngày 15 tháng 10 năm 2015 UBND tỉnh Ninh Bình ban hành

Quyết định 1091/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hoạt động ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu: - Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống cây trồng và con nuôi bao gồm: Bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng cơng nghệ sinh học, xây dựng quy trình sản xuất chế biến, bảo quản giống, nâng cao chất lượng giống.

Bảng 2.1. Đánh giá một số chính sách tác động trực tiếp trong việc thực hiện UDCNC trong ngành trồng trọt Tên văn bản chính sách Tác động Hạn chế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP

- Các địa phương được ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào NN, NT.

- Xác định tỷ lệ ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện và quy đinh các địa phương hàng năm phải dành từ 2-5% ngân sách để thực hiện hỗ trợ.

- Quy định chi tiết nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ và điều kiện để nhận hỗ trợ đầu tư của nhà nước. Việc này tạo sự minh bạch, công khai, thuận lợi cho cả các cơ quan thực hiện và doanh nghiệp.

- Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.

- Thủ tục để nhận hỗ trợ đầu tư, được đánh giá là rất rườm ra và mang nặng tính xin cho hiện nay. Quy trình để nhận ưu đãi, hỗ trợ vẫn như hướng dẫn của thơng tư 06, vẫn mang nặng tính chất xin cho.

- Vẫn thiết kế quá nhiều loại hình hỗ trợ, nhiều loại hỗ trợ có mức hỗ trợ nhỏ vẫn phải có giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và thủ tục xin từng loại hỗ trợ.

- Quy định chỉ giải ngân 70% kinh phí hỗ trợ khi các hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và 30% còn lại khi dự án được nghiệm thu tạo nên tâm lý lo lắng cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu chi phí cho vay vốn để thực hiện các nội dung được hỗ trợ;

- Các chính sách này vẫn chưa hướng vào những vấn đề mà doanh nghiệp gặp khó khăn hiện nay là tiêu thụ sản phẩm, vốn đầu tư, vùng nguyên liệu, rủi ro đầu tư lớn,....

Nghị định 55 về tín dụng

- Nghị định đã tạo ra sự tăng rõ rệt việc cung cấp tín dụng NNNT trong những năm qua.

- Dư nợ tín dụng của các xã đã tăng lên nhanh chóng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ

Quy định về cơ chế cho vay của Nghị định 55 hiện nay chưa phù hợp với các HTX, THT ở nơng thơn. Vì vậy, nhóm này tiếp cận được rất ít vốn ưu đãi trong thực tế.

Quy định đối tượng vay vốn thụ hưởng chính sách ưu đãi phải cư trú ở

tín dụng dành cho khu vực nơng thơn.

- Mặc dù có sự gia tăng số lượng các TCTD phi nhà nước tham gia cung cấp tín dụng NNNT cũng như từng TCTD gia tăng tín dụng cho khu vực NNNT thì tác động của sự chuyển hướng của các TCTD phi nhà nước này, đặc biệt là NHTMCP, là do khủng hoảng kinh tế, tín dụng cho NNNT ít rủi ro hơn các khu vực khác.

- Sau khi Nghị định 41 được ban hành và tiếp đó được sửa đổi thay thế bằng Nghị định 55, có sự tăng tỉ trọng dư nợ tín dụng NNNT ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đối với một số tỉnh vai trị của nơng nghiệp trong GDP giảm nhiều thì tỉ trọng dư nợ tín dụng NNNT giảm dần

nơng thôn (xã) là chưa hợp lý đối với những người dân cùng ngành ngề, cùng canh tác trên cùng thửa ruộng nhưng lại cư trú tại phường, thị trấn.

Thiếu ưu đãi cho vay đầu tư xây dựng CSHT nơng thơn. Vì vậy, dư nợ cho vay đầu tư phát triển sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi dư nơ cho vay cho vay đầu tư xây dựng CSHT nông thôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.

Kết quả khảo sát của cơ quan trung ương cho thấy mức trung bình đối với khoản vay tín chấp cịn thấp, thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Nghị định 55 mong đợi. Ngun nhân chính là do chưa có cơ chế thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ khó địi đối với các khoản vay tín chấp.

Chưa có chính sách khuyến khích cung cấp tín dụng trung và dài hạn nên người dân nơng thơn vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn.

Chính sách ưu đãi tín dụng cho các hộ có bảo hiểm nơng nghiệp chưa phát huy tính khả thi do bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm mơ hình.

Quy định việc khoanh nợ chỉ áp dụng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng và có cơng bố chưa phù hợp vì chính sách này khơng hỗ trợ thường xuyên cho những rủi ro mà sản xuất nông nghiệp manh mún hiện nay đang gặp phải.

Nguồn: Tổng hợp kết quả của tác giả (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)