Thực trạng sản xuất trong trồng trọt UDCNC tại tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt tại tỉnh Ninh Bình

4.1.2. Thực trạng sản xuất trong trồng trọt UDCNC tại tỉnh Ninh Bình

.4.1.2.1. Diện tích, sản lượng trồng trọt UDCNC của hộ

Hàng năm, nơng nghiệp Ninh Bình cung cấp cho thị trường khoảng 50 vạn tấn sản phẩm nhóm ngũ cốc; 150 nghìn tấn rau xanh các loại; gần 55 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm và hàng chục nghìn tấn sản phẩm thủy sản.

Trong hoạt động sản xuất trồng trọt, việc UDCNC tại Ninh Bình hiện tại được áp dụng trên cây lúa và cây rau màu. Nhằm khảo sát đánh giá hoạt động của hộ, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cây rau màu được áp dụng CNC trong sản xuất và hộ sản xuất thường trên địa bàn 2 huyện Nho Quan và Yên Khánh.

Bảng 4.2. Tình hình diện tích năng suất sản lượng của một số loại rau

Loại rau

Hộ UDCNC Hộ sản xuất thường

DT/hộ (sào) NS (tạ/sào) SL/hộ (tạ) DT/hộ (sào) NS (tạ/sào) SL/hộ (tạ) Cải bắp 2,13 7,66 16,32 2,11 7,36 15,53 Cải làn 1,80 6,28 11,30 1,58 6,01 9,50 Cải ngọt 1,20 7,25 8,70 0,80 6,95 5,56 Súp lơ 0,63 6,69 4,21 0,78 7,69 6,00 Cà chua 1,29 24,21 31,23 0,75 23,50 17,63

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

“Trước đây toàn bộ cánh đồng này rộng khoảng 5,5 ha đã bị người dân bỏ hoang lâu năm do khơng có nguồn nước tưới, cộng với chất đất sỏi pha cát không thuận lợi cho cây trồng”

Kết quả khảo sát một số cây rau cho thấy năng suất của các hộ UDCNC nhìn chung cao hơn so với những hộ sản xuất thường, cụ thể như năng suất của hộ UDCNC là: cải bắp 7,66 tạ/sào, cải làn 6,28 tạ/sào, súp lơ 6,69 tạ/sào, cà chua 24,21 tạ sào. Năng suất của hộ sản xuất thường như sau: cải bắp 7,36 tạ/sào, cải làn 6,01 tạ sào, súp lơ 7,69 tạ/sào, cà chua 23,5 tạ/ sào. Có thể thấy hộ UDCNC có năng suất không cao hơn nhiều so với hộ sản xuất thường, bởi canh tác phổ biến lạm dụng sử dụng nhiều chất BVTV và chất bón kích thích vì thế chất lượng bị ảnh hưởng và khơng thể so bì với chất lượng sản phẩm UDCNC, đặc biệt là chỉ tiêu tồn dư thuốc BVTV.

Từ trồng trọt, 51.0% Từ chăn nuôi, 8.0% Thu từ nguồn khác, 41.0% Hộ UDCNC

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ DCNC

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu thu nhập chủ yếu của các hộ là từ trồng trọt. Đối với hộ UDCNC thì thu từ trồng trọt chiếm 51%, thu từ chăn nuôi: 8%, thu từ nguồn khác: 41,04 %.

Đối với hộ sản xuất thường tỷ lệ thu từ trồng trọt là 39%, từ chăn nuôi 19% và từ nguồn khác là 42%. Như vậy đối với các hộ áp dụng CNC trong sản xuất thường là những hộ có thu nhập chính phụ thuộc vào trồng trọt.

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ sản xuất thường

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) 4.1.2.2. Chi phí sản xuất

Kỹ thuật sản xuất rau thì tùy từng loại rau mà có nhu cầu phân bón khác nhau: Phân chuồng 400 – 800 kg/sào, Lân 6 – 10 kg/sào, Kali 2 kg/sào, phân vi sinh áp dụng trong UDCNC là 1 kg/sào, trong đó phân chuồng, vơi, Lân được bón lót trước khi gieo trồng, Kali, Urê dùng để bón thúc 3 – 4 lần/vụ. Theo điều tra thì trong ứng dụng cơng nghệ cao được bón phân với số luợng khoảng: phân chuồng 810 kg/sào, đạm 6,53 kg/sào, kali 1,57 kg/sào, lân 9,18 kg/sào, NPK 22,73 kg/sào. Trong canh tác phổ biến: phân chuồng 494 kg/sào, đạm 5,64 kg/sào, kali 0,43 kg/sào, lân 7,27 kg/sào, NPK 11,49 kg/sào. Chính việc đầu tư số lượng phân bón nhiều cho sản xuất rau nên chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí trung gian.

So sánh có thể thấy chi phí của việc sản xuất truyền thống và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp khác nhau rõ rệt. Chi phí của việc ứng dụng cơng nghệ cao cao hơn chi phí trong sản xuất truyền thống do phải đầu tư nhiều hơn cho quá trình sản xuất từ giống cho tới cung ứng vật tư nơng nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vơi…Ngồi ra cịn có các chi phí khác như nhân cơng, thủy lợi phí hay các chi phí khác như bao, bạt, túi nilơng, vận chuyển, máy móc… Về giống, canh tác phổ biến thì giống rau chủ yếu là tự lấy (trồng để ra hoa sau đó chọn những cây tốt đẹp để giống lấy hạt), cịn ứng dụng cơng nghệ

cao thì giống chủ yếu là mua và chi phí mua giống thường cao gấp 1,57 lần so với canh tác phổ biến. Trong các khoản chi phí thì thường chi phí cho phân bón và lao động là cao nhất trong tổng chi phí đầu tư và cao gấp 1,2 lần so với canh tác phổ biến, chính việc đầu tư quá nhiều làm cho chi phí sản xuất đầu tư tăng cao.

Bảng 4.3. Chi phí sản xuất rau cải giữa hai nhóm hộ (BQ/sào)

Khoản mục ĐVT

Hộ UDCNC Hộ sản xuất truyền thống

Số lượng Thành tiền

(1000đ) Số lượng

Thành tiền (1000đ) 1.Chi phí trung gian (IC) 2705,64 3207,5

1.1 Cây giống Cây 4.292,82 858,438 3.686,14 1.106

1.2 Phân chuồng kg 567 850,5 494,02 111,53 1.3 Đạm kg 4,571 41,202 5,64 76,16 1.4 Lân kg 6,426 21,924 7,27 36,66 1.5 Kali kg 1,099 7,938 0,43 4,74 1.6 NPK kg 15,911 159,138 11,49 172,22 1.7 Phân vi sinh kg 0,63 7,812 1.8 Thuốc BVTV lọ 2,52 23,814 6,24 57,83 1.9 Công cụ sản xuất nhỏ 0 548,667 444,64 1.10 Chi phí khác 0 186,207 1.197,72

2.Cơng LĐ gia đình Cơng 12,18 1827 19,53 2.929,5 3.Khấu hao tài sản 0,24 0,08 TỔNG 4.532,64 6.137,0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Giá trị sản xuất trên 1ha đối với loại rau (rau cải) giữa 2 nhóm hộ có sự khác biệt, GO của hộ UDCNC cao hơn gấp 1,47 lần so với hộ sản xuất truyền thống. Chi phí trung gian chênh lệch không đáng kể. Giá trị gia tăng VA của hộ UDCNCS cao hơn gấp 1,74 lần so vơi hộ sản xuất truyền thống, lợi nhuận cuả hộ UDNCN cao hơn tận 2,48 lần so với hộ sản xuất truyền thống.

Bảng 4.4. Kết quả sản xuất giữa các nhóm hộ (BQ/ha) Chỉ tiêu ĐVT Hộ sản xuất UDCNC Hộ sản xuất truyền thống UDCNC so với truyền thống (∆ = ∆1 / ∆2)

Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ 433.591,48 294.399,96 1,47 Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 74.946,23 88.847,75 0,84

Công lao động (V) Công 337,386 540,981 0,62

Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 358.645,26 205.552,21 1,74

Tổng chi phí (TC) 1000 đ 125.554,13 169.994,90 0,74

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 308.037,36 124.405,06 2,48 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 65 - 69)