Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận, chọn điểm nghiên cứu 3.2.1.1. Phương pháp tiếp

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận thực trạng phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp từ Trung ương xuống địa phương, đến triển khai thực hiện tại địa phương, đến kết quả thực hiện theo trình tự có tính hệ thống. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ phối hợp thực hiện giữa các bên trong phát triển công nghệ cao, mối quan hệ giữa phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với thực hiện các chương trình khác của địa phương như chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới….Do đó, khi nghiên cứu phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương cần phải tìm hiểu chúng trong mối quan hệ hệ thống từ việc đề ra các giải pháp đến việc tổ chức thực hiện và kết quả tổ chức thực hiện giải pháp. Như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá đúng nhất về thực trạng phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nghĩa là xem xét sự tham gia của các bên liên quan từ cán bộ các cấp huyện, xã, HTX, các nhà khoa học, Doanh nghiệp và người nông dân trong phát triển công nghệ cao trên địa bàn nghiên cứu… Trong đó, cán bộ nghiên cứu sẽ cùng với cán bộ cấp huyện, xã, HTX, nhà khoa học, doanh nghiệp, hộ nông dân và các bên có liên quan tìm hiểu về chủ trương, định hướng phát triển, các nhóm giải pháp cơ bản của ngành, của huyện về xây dựng công nghệ cao. Cùng nhau phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đưa ra những ý kiến, góp ý để hoàn thiện giải pháp. Cán bộ nghiên cứu đóng vài trò là thúc đẩy viên, hướng dẫn, chia sẻ, tạo cơ hội tìm kiếm để cung cấp các lựa chọn và tổng hợp, phân tích. Khách thể nghiên cứu là cán bộ các cấp, nhà khoa học, doanh nghiệp và hộ nông dân sẽ đóng vai trò chủ động trong việc cung cấp các thông tin, các nhu cầu và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa bàn nghiên cứu.

Trong việc thực hiện áp dụng ứng dụng công nghệ trong sản xuất tại cùng địa bàn thì hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ áp dụng công nghệ và nhóm không áp dụng là khác nhau, vì vậy cách tiệp cận này cho thấy được hiệu quả rõ nét trong việc áp dụng UDCNC trong sản xuất.

3.2.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Ninh Bình là tỉnh có kinh tế tương đối phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm gần đây bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, tuy nhiên kết quả sản xuất ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển UDCNC trong trồng trọt cần được đẩy mạnh. Vì vậy, chúng tôi đã chọn tỉnh Ninh Bình để nghiên cứu.

Để nghiên cứu phát triển UDCNC trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh, chúng tôi tiến hành chọn 2 huyện làm điểm nghiên cứu: huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan.

Huyện Yên Khánh là huyện có UDCNC trong trồng trọt phát triển ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh, người dân nhanh chóng áp dụng các mô hình UDCNC vào trồng trọt.

Huyện Nho Quan là huyện mà người dân có nhận thức chậm, có UDCNC trong trồng trọt phát triển ở mức thấp nhất, có rất ít mô hình được xây dựng, do người dân thiếu hiểu biết và đa số rất bảo thủ trong việc áp dụng kỹ thuật mới.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp/Số liệu đã công bố 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp/Số liệu đã công bố

Thông tin cơ bản về tình hình áp dụng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Bình.

Nguồn số liệu được thu thập từ các cơ quan địa phương có hoạt động trong lĩnh vực UDCNC trong trồng trọt.

Các nghiên cứu có liên quan đến tình hình áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp/Số liệu mới

Trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện xã, doanh nghiệp và HTX tham gia áp dụng UDCNC trong trồng trọt.

Điều tra trường hợp điển hình (case study) với các cá nhân, nhóm.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống bảng hỏi (structured survey) với các hộ gia đình.

Chọn điểm và chọn mẫu (loại hộ và số lượng hộ): khảo sát các hộ nông dân ở 2 huyện.

Chọn mẫu điều tra

Bảng 3.3. Phân loại mẫu khảo sát (hộ)

STT Đơn vị Huyện Yên Khánh Huyện Nho Quan

1 Đơn vị quản lý 3 3 2 DN/HTX sản xuất 2 2 3 DN/HTX cung ứng đầu vào 1 1 4 DN/HTX tiêu thụ đầu ra 2 2 5 Hộ nông dân 30 30

Nguồn Tổng hợp của tác giả (2016)

3.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu

thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả để để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn đến phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp so sánh trong và ngoài vùng thực hiện dự án

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là so sánh phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của người dân trước và sau khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ

cái của các từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở các nông hộ được điều tra phỏng vấn để đưa ra giải pháp khắc phục và hạn chế.

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Tiến hành tổng hợp, phân loại các thông tin và xử lý dữ liệu qua trợ giúp của phần mềm Excel.

3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tỷ lệ diện tích, sản lượng NNUDCNC của hộ, số hợp tác xã.

- Quy mô sản xuất: diện tích, sản lượng NNUDCNC của hộ, của hợp tác xã.

- Diện tích UDCNC của doanh nghiệp, HTX và hộ qua các năm

- Số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp

- Diện tích bình quân (sào/hộ); năng suất (sào/hộ), sản lượng (tạ/hộ)

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tổng số lớp tập huấn, số hộ dân được tham gia tập huấn.

- Tỷ lệ số hộ tuân thủ quy trình kỹ thuật.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kêt quả sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Năng suất: Năng suất là sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

Công thức: Năng suất = Sản lượng/Diện tích gieo trồng

- Giá trị sản xuất: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định của nền kinh tế. Tổng giá trị sản xuất (GO) là giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm tính trên đơn vị diện tích.

Công thức tính là: GO= i n i iQ P  1

Trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

   n i i C IC 1

Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI=VA - ( D+T )

Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp

- D : Khấu hao

- T : Thuế

- Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất. Khối lượng sản phẩm UDCNC tiêu thụ.

Tỷ lệ sản phẩm UDCNC tiêu thụ.

3.2.5.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất UDCNC trong trồng trọt

- Giá trị sản xuất (GO)/IC. - Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC. - Chi phí trung gian (IC)/ha. - Giá trị gia tăng (VA)/ha.

- Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động. - Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động. - Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động.

- Hiệu quả sử dụng chi phí (GO/IC, VA/IC ): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất thu được ( giá trị tăng thêm ) với chi phí bỏ ra ( IC).

- Hiệu quả sử dụng sức lao động (GO/V, VA/V): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất (giá trị tăng thêm) với chi phí lao động.

3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền, vận động phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tỷ lệ người dân được biết về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tỷ lệ người dân tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động.

- Các kênh tuyên truyền, vận động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT TẠI TỈNH NINH BÌNH TRỒNG TRỌT TẠI TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

4.1.1.1. Các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

Những năm gần đây, sau những nỗ lực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và tăng thu nhập, tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu và góp phần vào tăng trưởng của toàn tỉnh. Với trên 37.000 ha đất lúa Ninh Bình đã triển khai đưa ứng dụng giống lúa mới năng suất chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng trong thâm canh chăm sóc bảo vệ tuy nhiên sản xuất còn nhiều rủi ro. Hiện tại các doanh nghiệp kết hợp cùng với người dân để phát triển vùng gạo của địa phương. Tại huyện Kim Sơn với diện tích trên 8.300 ha đất lúa đã được người dân quay vòng từ 3 - 4 vụ trên năm, nhiều xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích từ 100 ha, do đó việc liên kết với các doanh nghiệp trong hợp tác UDCNC để phát triển lúa UDCNC gắn với phát triển hàng hóa bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó tỉnh đang tiến hành phục hồi các giống lúa mà địa phương đã sử dụng trong nhiều năm.

- Phối hợp với các hợp tác xã và các hộ nông dân địa phương triển khai thực hiện mô hình điểm canh tác rau củ quả, hoa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như:

+ Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ hành lá an toàn tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan. Sản xuất theo quy trình của nhà sản xuất và tuân thủ các nguyên tắc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Mô hình trồng rau củ quả củ quả an toàn tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan (Sản xuất mướp hương, mướp đắng, bí xanh, bí đỏ).

+ Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ rau củ quả an toàn tại xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Sản xuất cải bó xôi).

+ Mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau củ quả an toàn tại xã Khánh Thành áp dụng công nghệ làm nhà lưới đơn giản và hệ

thống tưới phun mưa trồng các loại rau củ quả cải như: cải bó xôi, cải ngồng, cải xanh…

+ Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ rau củ quả an toàn tại xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh áp dụng công nghệ tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt trồng các loại rau củ quả vụ đông: xà lách, súp lơ, su hào, cà chua, cải bó xôi.

+ Mô hình sản xuất một số loại rau củ quả, quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh áp dụng công nghệ nhà lưới đơn giản, công nghệ tưới phun mưa và màng nilon phủ luống trồng cải bắp, su hào súp lơ, dưa chuột, cải dưa, dưa lê, dưa bở.

+ Mô hình ứng dụng một số cây trồng có giá trị kinh tế cao trong nhà lưới tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô áp dụng công nghệ nhà lưới, tưới nhỏ giọt, màng phủ nilon và sử dụng phân bón mới.

+ Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hoa tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình áp dụng giống hoa mới (cúc kim cương) , công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ dinh dưỡng trồng hoa cúc đơn và hoa cúc chùm.

+ Mô hình trồng hành Paro tại xã Yên Thái, huyện Yên Mô thực hiện mô hình thí điểm đề án tái cơ cấu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình. Thực hiện theo đúng quy chuẩn sản xuất hành lá an toàn.

+ Thực hiện mô hình nhân ghép giống cà chua trên gốc cà tím phục vụ nhu cầu trồng cà chua trái vụ; Thực hiện thí điểm mô hình trồng rau củ quả hữu cơ tại xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh; Ứng dụng công nghệ sử dụng thức ăn chăn nuôi thủy sản để thực hiện mô hình nuôi cá chép giòn tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh với quy mô 1000m2.

- Phối hợp tổ chức với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình tiến hành khảo sát về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau củ quả, hoa ứng dụng công nghệ tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình; Khánh Hồng, Khánh Thành huyện Yên Khánh và xã Mai Sơn, huyện Yên Mô. Để nắm được tình hình đề xuất kế hoạch chuyển giao mô hình năm 2016 và kế hoạch thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2017 – 2020.

+ Tổ chức hội thảo giới thiệu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất rau củ quả và hoa ứng dụng công nghệ

cao cho cán bộ chuyên môn nông nghiệp ở cơ sở và một số hộ dân nằm trong và ngoài mô hình trong kế hoạch triển khai mô hình chuyển giao năm 2016.

+ Lĩnh vực giống:

Đối với cây lúa: đưa vào sản xuất những giống mới, giống lúa chất lượng cao (cơm ngon, nhiều dinh dưỡng, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thời tiết, sâu bệnh, biến đổi khí hậu).

Đối với cây hoa: xây dựng vùng sản xuất hoa hiện đại, du nhập những giống cúc mới, hoa lan bằng phương pháp nhân giống invitro, cây khỏe, sạch bệnh, chống chịu thời tiết. Nhập nội những giống hoa thảm, hoa cúc Mỹ, Pháp. Đồng thời thực hiện nhân giống hoa nhằm chủ động nguồn giống tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)