Hiệu quả sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 69 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt tại tỉnh Ninh Bình

4.1.3. Hiệu quả sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

Canh tác phổ biến và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn canh tác phổ biến trong việc sử dụng đất, vốn và lao động.

Kết quả phỏng vấn hộ nông dân sản xuất rau củ quả UDCNC tại 2 huyện Yên Khánh và Nho Quan cho thấy hiệu quả kinh tế sản xuất rau củ quả hiện nay tại Ninh Bình thấp và khơng ổn định qua các năm, các vụ trong năm. Tuy nhiên, có sự khác biệt về chi phí – hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ sản xuất rau củ quả thơng thường và nhóm hộ đang sản xuất rau củ quả an toàn.

+ Năng suất và sản lượng: Trung bình, năng suất đối với các loại rau củ quả cải (rau củ quả chủ lực) đạt khoảng 170 tạ/ha, trong đó sản xuất rau củ quả theo tiêu chuẩn an tồn đạt 175 tạ/ha, cao hơn nhóm hộ sản xuất rau củ quả thường là 5 tạ/ha. + Giá bán: Trung bình, giá cổng trại của hộ nông dân bán ra khoảng 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá bán ra dao động khá lớn từ 10.000 - 20.000 đồng/kg do tính chất thời vụ. Có sự khác biệt rõ rệt về giá bán của rau củ quả sản xuất theo tiêu chuẩn an tồn và rau củ quả thơng thường. Cụ thể như với cải bó xơi mức giá bình quân năm 2015 là 19.400 đồng/kg, cao hơn giá cùng loại sản xuất thông thường là 8,9%.

+ Chi phí sản xuất: Trung bình, chi phí trực tiếp (IC) cho 1 ha rau củ quả là 60 triệu đồng/vụ, với khoảng tin cậy 95% là [54,7 – 65,2] triệu đồng/ha. Chi phí

cao nhất thuộc về cây đậu đũa và chi phí thấp thc nhóm cây cải ngồng. Chi phí trung gian (IC) của nhóm hộ sản xuất rau củ quả an toàn (với cây họ cải) là 58 triệu đồng/ha, cao hơn rau củ quả thông thường là 4,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ phải đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết vị, chi phí dịch vụ. Ngược lại, chi phí lao động của nhóm hộ sản xuất rau củ quả an tồn thấp hơn so với rau củ quả thường 10,9%.

Bảng 4.5. Hiệu quả sản xuất 1 ha rau cải/vụ theo phương thức truyền thống năm 2015 Chỉ tiêu ĐVT Hộ sản xuất UDCNC Hộ sản xuất truyền thống UDCNC so với truyền thống (∆ = ∆1 / ∆2) GO/IC lần 5,73 5,30 1,08 VA/IC lần 4,73 4,30 1,10 MI/IC lần 4,04 3,36 1,21 GO/TC lần 3,40 2,72 1,25 VA/TC lần 1,52 1,38 1,10 MI/TC lần 1,30 1,08 1,20 GO/V 1000 đ 692,00 544,20 1,30 VA/V 1000 đ 571,28 441,55 1,30 GO/ha 1000 đ 6.543,95 6.642,60 1,00 VA/ha 1000 đ 5.402,29 5.389,67 1,00 MI/ha 1000 đ 4.617,82 4.204,45 1,10 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

+ Hiệu quả kinh tế: Trung bình, giá trị sản xuất/ha rau củ quả chủ lực của Ninh Bình năm 2015 đạt 333 triệu đồng/vụ, khoảng tin cậy 95% là [282,5 -415,5] triệu đồng. Các loại rau củ quả hiện có giá trị sản xuất cao là cải lai, cải ngồng hoa vàng, bí xanh. Giá trị gia tăng bình quân/ha là 275 triệu đồng/vụ (với rau củ quả an toàn) và 238 triệu đồng/vụ (với rau củ quả thông thường). Sau khi trừ tổng chi phí, trung bình lợi nhuận đem lại cho hộ nông dân là 191,1 triệu đồng/ha/vụ. Trong đó, lợi nhuận của rau củ quả an toàn là 235,3 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 1,2 lần rau củ quả sản xuất theo tiêu chuẩn thông thường. Như vậy, yêu tố dẫn đến lợi nhuận rau củ quả an toàn cao hơn rau củ quả thường chủ yếu là do giá bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 69 - 71)