Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 41 - 42)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh

Ninh Bình.

Thứ nhất, Tỉnh ủy, Ủy ban giữ vai trò quan trọng ở việc xác định chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp phù hợp với từng thời kỳ phát triển, đồng thời hình thành hệ thống chính sách đồng bộ đối với nơng nghiệp như chính sách về vốn, chính sách thu hút nguồn nhân lực, chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ có kỹ thuật cao trong nơng nghiệp.

Thứ hai, cần phải có chiến lược phát triển cơng nghệ cao phù hợp, trong đó xác định rõ các hướng ưu tiên phát triển công nghệ cao nông nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt chú ý lựa chọn các tiến bộ khoa học phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, kể cả thị trường nước ngồi về các loại nơng sản hàng hóa, sản phẩm của việc ứng dụng những tiến bộ khoa học đó.

Thú ba, cần phải nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học tới người nơng dân. Các hình thức chuyển giao này phải ln phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực, đặc biệt là phải phù hợp với điều kiện, trình độ của người nơng dân. Vì vậy, các chương trình, kế hoạch cơng nghệ cao và cơ chế chính sách phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa người nghiên cứu, người chuyển giao với người sử dụng các thành quả của việc nghiên cứu, chuyển giao đó. Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc đưa công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình.

Thứ tư, vận dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt chẽ với bảo vệ mơi trường sinh thái, bởi vì việc đưa cơng nghệ cao vào sản xuất sẽ tăng năng suất cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng dễ gây tác động xấu cho môi trường như làm ô nhiễm môi trường, giảm tính năng đa dạng sinh học của tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và sự phát triển kinh tế một cách bền vững của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)