Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 42 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung.

- Phía bắc giáp với Hịa Bình, Hà Nam, - Phía đơng giáp Nam Định qua sơng Đáy, - Phía tây giáp Thanh Hóa,

- Phía nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ).

Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đơ Hà Nội 93 km về phía nam.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

3.1.1.2. Địa hình, đất đai và thổ nhưỡng

Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:

 Vùng đồng bằng

Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích cịn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau củ quả màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày. Về cơng nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.

 Vùng đồi núi và bán sơn địa

Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện n Mơ. Diện tích tồn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m.

Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.

 Vùng ven biển

Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đơng, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phịng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.

 Đất đai

Tỉnh Ninh Bình với 68.173 ha diện tích đất nơng nghiệp cùng những thế

thuận lợi cho Ninh Bình phát triển nền nơng nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật ni. Có thể nhận thấy diện tích đất nơng nghiệp của Ninh Bình được phân theo 3 vùng, miền: Vùng đồi, núi, bán sơn địa thuộc các huyện, thị: Nho Quan, Thị xã Tam Điệp, một phần Gia Viễn, Yên Mô và Hoa Lư; Vùng đồng bằng chiêm trũng thuộc các huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn; Vùng ven biển nước lợ thuộc huyện Kim Sơn.

Kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất năm 1998 của Hội Khoa học đất Việt Nam cho thấy, đất Ninh Bình gồm 7 nhóm đất chính:

Bảng 3.1. Phân loại thổ nhưỡng tỉnh Ninh Bình

STT Loại đất Diện tích (ha)

Địa điểm (nếu có ghi theo khu vực hoặc thơn, xóm)

1 Đất mặn 7.331,10 Chủ yếu ở các xã ven biển của huyện Kim Sơn 2 Đất phù sa 69.281,63 Huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô,

Gia Viễn, Nho Quan 3 Đất glây 6.213,31

Phân bố ở những khu vực có địa hình trũng như Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Yên Mô và thị xã Tam Điệp

4 Đất than

bùn 65,92

Tập trung ở huyện Nho Quan, Yên Mô và thị xã Tam Điệp

5 Đất đen 4822,84 Chủ yếu ở huyện Nho Quan, Yên Mô và thị xã Tam Điệp

6 Đất xám 23918,86 Thị xã Tam Điệp, Huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư

7 Đất tầng

mỏng 335,38 Chủ yếu ở huyện Nho Quan và một số nơi khác Tổng 111.969,04

Nguồn: Viện thổ nhưỡng nơng hóa (2013)

- Nhóm đất mặn: Diện tích 7.331 ha chiếm 6,55% diện tích điều tra, được hình thành do trầm tích biển và trầm tích sơng biển. Phân bố chủ yếu ở các xã ven biển của huyện Kim Sơn bao gồm đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều và đất mặn trung bình, mặn ít.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 69.281 ha, chiếm 61,88% diện tích điều tra, gồm các loại đất là đất phù sa được bồi tụ hàng năm, đất phù sa không được bồi

tụ, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng trũng, lầy thụt, đất than bùn. Nhóm đất này phân bố hầu hết trên các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

- Nhóm đất Glây: diện tích 6.213 ha chiếm 5,55 % diện tích điều tra : gồm các loại đất là đất phù sa không được bồi tụ, phân bố chủ yếu ở vùng thấp trũng huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, yên Mô và thị xã Tam Điệp.

- Nhóm đất Than bùn: Diện tích 66 ha, chiếm 0,6 % diện tích điều tra. Phân bố ở thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, n Mơ.

- Nhóm Đất đen: Diện tích 4.823 ha chiếm 4,31% diện tích điều tra và phân bố chủ yếu ở huyện Nho Quan, Yên Mô và thị xã Tam Điệp.

- Nhóm đất xám: Diện tích 23.919 ha, chiếm 21,36% diện tích điều tra, bao gồm 5 loại đất chính là đất nâu vàng trên đá vơi, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng do trồng lúa biến đổi. Do chiếm diện tích tương đối lớn, phân bố trên vùng đồi và có nơi cịn khá tốt nên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phân bố chủ yếu ở Tam Điệp, Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư.

- Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích là 335 ha, chiếm 0,3 % diện tích điều tra, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc huyện Nho Quan. Nhóm đất này phân bố trên địa hình dốc nên bị xói mịn và rửa trơi, làm mất các chất dinh dưỡng;

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Ninh Bình mang những đặc điểm của tiểu khí hậu đồng bằng sơng Hồng, có mùa đơng lạnh ít mưa và mùa hè nắng nóng mưa nhiều. Ngồi ra, Ninh Bình cịn chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc, đơng nam và khí hậu ven biển.

- Nhiệt độ: Trung bình năm khoảng 24,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất

vào tháng 1 khoảng 16,5-180C và trung bình cao nhất vào tháng 7 xấp xỉ 28.50C. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trên 8.8000C, có tới 8 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình đạt trên 200C.

- Giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình đạt trên 1.300 giờ/năm, tập trung chủ yếu vào mùa hạ..

- Độ ẩm: Trung bình hàng năm là 84,0% (cao nhất 89,0% mùa hạ, thấp nhất 74,0% mùa đông).

- Lượng mưa: mùa mưa diễn ra vào mùa hạ (từ giữa tháng 4 đến tháng 10), tập trung đến trên 85% lượng mưa trong năm; Mùa khô lượng mưa thấp chiếm khoảng 15% (từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình năm trên 1.800 mm, phân bố không đều trong năm nhưng phân bố khá đều trên tồn bộ diện tích.

Nhìn chung, chế độ khí hậu, thuỷ văn tương đối thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng năng suất cây trồng thúc đẩy sản xuất phát triển. Hạn chế lớn nhất là mùa khơ thì hạn hán, mùa mưa gây úng, lũ lụt và một số con sơng phải đảm nhiệm vai trị phân lũ, chậm lũ cho một phần của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

3.1.1.4. Sơng ngịi, thuỷ văn

Với hệ thống sơng ngịi khá dày, trải đều cả 3 vùng như sông Đáy, sông Hồng Long, sơng Bến Đang, sơng Vạc, sơng Càn v.v.. Bên cạnh đó cịn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chương, Yên Thắng...

- Hệ thống sơng: Sơng Đáy, sơng Hồng Long, sơng Bến Đang, sơng Vạc.. có tổng chiều dài khoảng 496 km thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển.

- Chế độ thủy chiều: Thời gian triều lên ngắn (khoảng 8 giờ) và triều xuống dài (gần 16 giờ). Biên độ triều trung bình từ 1,6 m đến 1,7 m và đạt cực đại tới trên 3 m. Do kết hợp dịng chảy của sơng Đáy và chế độ thuỷ triều đã tạo nên bãi bồi tại vùng cửa sông với tốc độ phát triển khá nhanh nhưng ít xảy ra hiện tượng sụt lở đất.

- Độ mặn: Vùng cửa sông bị nhiễm mặn do nước biển sâm nhập khi nước biển dâng cao, dịng chiều chảy ngược gây khó khăn cho sản xuất vụ chiêm xuân của tỉnh.

Nhìn chung, hệ thống sơng, ngịi của tỉnh được nối với nhau thành một mạng lưới và đổ ra biển. Nguồn nước trên hệ thống sơng, ngịi phục vụ tưới, tiêu chủ yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp. Ngồi mục đích tưới tiêu phục vụ sản xuất, nơng nghiệp, nước sơng Đáy cịn là nguồn nước cung cấp cho hầu hết các nhà máy nước phục vụ sinh hoạt của các đô thị thuộc lưu vực sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)