Giá trị cho vay bình quân đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 78 - 80)

sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Các TCTD vẫn chủ yếu cung cấp tín dụng ngắn hạn (thời hạn vay tối đa 12 tháng) Lý do là sản xuất nông nghiệp không ổn định, chưa có bảo hiểm nông nghiệp nên các khoản vay ngắn hạn nhằm quản lí tốt nguồn vốn cho vay.

Yếu tố về trình độ của chủ hộ

Kết quả khảo sát các hộ sản xuất nông nghiệp cho thấy về độ tuổi trung bình giữa hộ UDCNC và hộ sản xuất truyền thống khơng có sự khác biệt, trung bình các hộ là 47,72 tuổi, đối với hộ UDCNC là 47,48 tuổi và hộ truyền thống là 47,96 tuổi. Số nhân khẩu khơng có sự khác biệt lớn đối với hai kiểu hộ tuy nhiên số lao động hộ UDCNC bình quân cao hơn hộ truyền thống cụ thể hộ UDCNC

bình quân là 3,62 lao động và hộ truyền thống là 2,61 lao động. Thực tế đối với hộ UDCNC việc đầu từ vốn lớn vào sản xuất khiến cho mức độ thâm canh cũng như đầu tư vào lao động là nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro. Các hộ sản xuất truyền thống ngoài tận dụng lao động gia đình thì sử dụng lao động mùa vụ nếu cần thiết, các lao động trẻ của hộ chủ yếu đi làm ăn xa.

Bảng 4.9. Thông tin cơ bản hộ sản xuất

Trình độ học vấn của chủ hộ Hộ UDCNC Hộ thường BQ 1.Tuổi 47,48 47,96 47,72 2.Số nhân khâu 4,79 4,27 4,53 3.Số lao động 3,62 2,61 3,11 4.Trình độ học vấn từ THPT trở lên 72,54 60,26 66,40

5.Được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật 80,11 67,05 73,58 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Trình độ học vấn của chủ hộ là một trong những yếu tố liên quan đến UDCNC trong sản xuất của hộ, theo thống kê các hộ UDCNC thì có 72,54% chủ hộ là trình độ từ THPT trở lên và hộ sản xuất truyền thống là 60,26%. Việc trình độ học vấn càng cao sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức phổ biến từ khoa học công nghệ dễ hơn, đặc biệt là các cơng nghệ cao. Ngồi ra tỷ lệ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của hộ UDCNC cũng lớn hơn, điều này cho thấy thực tế các hộ tham gia UDCNC được trau dồi cũng như đào tạo nhiều hơn về tập huấn kỹ thuật, do đó việc tiếp cận các công nghệ mới sẽ dễ dàng hơn.

Tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ

Tỷ lệ áp dụng (bao gồm áp dụng toàn bộ và một phần) sau khi tham gia UDCNC là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của UDCNC đó. Áp dụng tồn bộ ở đây là lặp lại giống hệt những công đoạn, những bước kỹ thuật trong khi được tập huấn phổ biến về UDCNC (Nội dung tập huấn UDCNC đa dạng, có những cơng đoạn áp dụng được cho cả phương pháp truyền thống). Trong khi đó, áp dụng một phần là chỉ cần làm theo một cách tốt nhất của một số công đoạn hoặc làm theo một cơng đoạn nào đó có thể giống hoặc khơng giống hồn toàn với hướng dẫn. Tỷ lệ áp dụng toàn bộ hay một phần cao phản

ánh rằng việc UDCNC đó đã được người dân tiếp nhận trên thực tế trong khi tỷ lệ thấp cho thấy nó chưa phù hợp với người dân.

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân áp dụng kiến thức thu được sau khi được tham gia UDCNC (44,23% người dân áp dụng một phần và 18,86% áp dụng tồn bộ). Có đến 36,91% số hộ khơng áp dụng những gì được học từ KN vào trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)