Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt tại tỉnh Ninh Bình
4.1.4. Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm trồng trọt
Theo ước tính mỗi năm tỉnh Ninh Bình có mức tiêu thụ rau củ quả bình quân là 70 kg rau củ quả/người/năm. Bên cạnh đó, hàng năm đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch (2015) nên sức tiêu dùng rau củ quả là khá lớn.
Rau củ quả của Ninh Bình được tiêu thụ thơng qua 3 kênh phân phối chính và chủ yếu là do nông dân hoặc các hợp tác xã sản xuất RAT thực hiện. Có 85% sản lượng rau củ quả của Ninh Bình được tiêu thụ qua kênh thu gom; 13% sản lượng được các hộ nông dân bán trực tiếp tại chợ và 2% được phân phối qua HTX, Liên hiệp HTX.
Kết quả phân tích 3 chuỗi giá trị rau củ quả chính của Ninh Bình như sau:
- Chuỗi 1: Người sản xuất người tiêu dùng
Kênh hàng từ người sản xuất đến thẳng người tiêu dùng thơng qua hình thức bán hàng rong hoặc người sản xuất đem đến tại các chợ tập trung. Tỷ lệ này chiếm 13% sản lượng rau củ quả tiêu thụ từ người sản xuất. Ở kênh hàng này có thể thấy người sản xuất hay chính là người bán lẻ trực tiếp có lợi nhuận bình qn là 11,4 nghìn đồng/kg rau củ quả. Trong đó chi phí về cơng lao động cao hơn so với kênh hàng khác bởi người sản xuất phải bỏ công ra trong việc chở đi bán. Tỷ lệ hao hụt và sản phẩm không bán hết ước khoảng 2% giá trị sản xuất.
Sơ đồ 4.1. Thực trạng kênh phân phối rau củ quả của tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Người sản xuất Người thu gom Nhà hàng Chợ Siêu thị Tiêu dùng trong tỉnh Tiêu dùng ngoài tỉnh HTX/ Liên hiệp HTX 13 % 85 % 2% 5% 95% 2% 98%
Bảng 4.6. Phân tích hiệu quả kinh tế hộ trong chuỗi 1(BQ/kg)
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1.Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 17,8
2.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3,4
3.Công lao động (V) 1000đ 0,03
4.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 14,4
5.Tổng chi phí (TC) 1000đ 6,4
6.Lợi nhuận 1000đ 11,4
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Ghi chú: Kết quả được tính tốn dựa trên doanh thu và chi phí bình qn của hộ năm 2015
Trong chuỗi này cịn có chuỗi sản xuất và tiêu thụ của công ty Đồng Giao với 2 siêu thị mini tại Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Ngồi các sản phẩm qua chế biến, đóng hộp, những năm gần đây Cơng ty cịn xuất một số sản phẩm rau xanh như chân vịt, đậu tương rau sang thị trường Nhật Bản - một thị trường có những tiêu chuẩn nhập khẩu rau quả rất khắt khe và khó tính.
- Chuỗi 2: Người sản xuất Thu gom Bán lẻ/Nhà hàng Người tiêu dùng
Kết quả khảo sát cho thấy thu gom lãi 1500 đồng/kg khi bán cho người bán lẻ. Người bán lãi 2000 đồng/kg khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Nếu giá người thu gom bán trực tiếp cho người tiêu dùng với giá bán lẻ thì sẽ lãi khoảng 2.500 đ/kg rau củ quả. Tính bình qn, người tiêu dùng sẽ phải cao hơn từ 30 – 40% giá trị 1 kg rau củ quả so với giá người sản xuất bán ra.
Với ẩm thực Ninh Bình được đánh giá là một trong những ẩm thực có nhiều đặc sản, đặc biết với khách du lịch và khách có thu nhập cao thì nhà hàng là một trong những tác nhân tiêu thụ rau củ quả củ quả khá ổn định và là tác nhân cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Tại Ninh Bình qua khảo sát một số nhà hàng: Thanh Lợi, Hoàng Long sản phẩm rau củ quả của Ninh Bình tiêu thụ rất nhiều và được thực khách tin dùng. Cụ thể trung bình một ngày vào thời điểm ngày thường trung bình tiêu thụ từ 40 - 50 kg rau củ quả tổng hợp trên ngày, vào thời điểm cao điểm có ngày lên đến 100 kg/ngày.
Bảng 4.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi 2 (BQ/kg) ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Hộ sản xuất Thu gom/ thương lái Bán lẻ Nhà hàng
1.Giá trị sản xuất (GO) 16,80 18,71 21,81 35,5
2.Chi phí trung gian (IC) 3,36 16,80 18,71 18,71
3.Giá trị gia tăng (VA) 13,44 1,91 3,10 16,79
3.Công lao động (V) 3,00 0,3 0,8 0,5
4. Lợi nhuận gộp 10,44 1,61 2,30 16,29
5. Khấu hao 0,24 0,11 0,2 0,1
6. Lợi nhuận thuần 10,20 1,50 2,1 16,19
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Tại khách sạn nhà hàng, người tiêu dùng phải trả khoảng 50 nghìn/kg rau củ quả đã qua chế biến. Như vậy, giá trị gia tăng mang lại từ chuỗi này là rất lớn và phân phối chủ yếu cho các khách sạn, nhà hàng. Loại rau củ quả tiêu thụ nhiều chủ yếu là củ cải, su hào,..(vào mùa đơng) và mồng tơi, bí xanh (vào mùa hè). Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng nguồn cung về rau củ quả và nhu cầu tiêu dùng của các nhà hàng, bếp ăn tập thể thì yêu cầu đặt ra với chuỗi này là phải xây dựng mạng lưới phân phối tại thành phố để đảm bảo tính sẵn có. Đồng thời, cần phải quản lý chặt về an toàn vệ sinh thực phẩm tới người tiêu dùng.
- Chuỗi 3: Người sản xuất HTX/Liên hiệp HTX Siêu thị Người tiêu dùng
Trong chuỗi này, thị trường tiêu thụ chủ yếu là người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội. Đây là kênh tiêu thụ mới được hình thành và phát triển trong những năm gần đây. Trong chuỗi này, sản phẩm yêu cầu phải đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên các siêu thị khuyến khích sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn VietGAP để tăng tính cạnh tranh. Kết quả phân tích cho thấy, hộ sản xuất RAT bán chủ yếu cho HTX và Liên hiệp HTX với giá trung bình là 15,6 nghìn đồng/kg (với cải). Liên hiệp HTX bán cho siêu thị với mức giá khoảng 20.000
đồng/kg. Liên hiệp HTX có vai trị là người đại diện của xã viên để ký hợp đồng với siêu thị. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kinh tế của chuỗi này thấp. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do tỷ lệ hao hụt sản phẩm sau thu hoạch, trong quá trình sơ chế và trong quá trình vận chuyển là lớn, chiếm tới khoảng 15% khối lượng sản phẩm do chưa có hệ thống sơ chế, đóng gói và thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dùng từ Ninh Bình về thị trường Hà Nội.
Bảng 4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế tác nhân trong chuỗi 3 (BQ/kg) ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu Hộ sản xuất
HTX/Liên hiệp
HTX Siêu thị
1.Giá trị sản xuất (GO) 15,60 20,00 25,00
2.Chi phí trung gian (IC) 3,36 15,60 20,00
3.Giá trị gia tăng (VA) 12,24 4,40 5,00
3.Công lao động (V) 3,00 2,80 2,10
4.Lợi nhuận gộp 9,24 1,60 2,90
5. Khấu hao 0,24 1,56 1,86
6. Lợi nhuận thuần 9,00 0,04 1,04
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Tại siêu thị Big C, là một trong những hệ thống siêu thị bán lẻ tại Hà Nội, lượng tiêu thụ rau củ quả UDCNC Ninh Bình ở tác nhân này gặp một số vấn đề khiến lợi nhuận thuần của tác nhân này chỉ đạt 1,04 nghìn đồng/kg đó là: chất lượng sản phẩm rau củ quả Ninh Bình khơng đồng đều; tỷ lệ hao hụt lớn; giá thành sản phẩm với một số loại rau củ quả UDCNC thông thường cao khiến rau củ quả Ninh Bình khó cạnh tranh được với sản phẩm tương tự tại các vùng sản xuất như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hịa Bình; hợp đồng giữa siêu thị và HTX/ Liên hiệp HTX chưa chặt chẽ, các điều khoản cũng như cơ chế chỉ hình thành dưới dạng hợp đồng trách nhiệm nên việc tự điều chỉnh và không tuân thủ hợp đồng giữa các bên thường xuyên xay ra. Vì vậy, nhiệm vụ thúc đẩy cải thiện khâu ký kết hợp đồng của HTX/Liên hiệp HTX hoặc doanh nghiệp phụ trách phân phối với các chuỗi siêu thị sẽ giúp gia tăng giá trị và thương hiệu cho sản phẩm rau củ quả Ninh Bình được UDCNC.