Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số Lao động và việc làm

Theo thống kê năm 2016, dân số là 926.995 người, chiếm trên 5% dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số 673 người/km2, thấp hơn mật độ trung bình của vùng (1.241 người/km2). Độ tuổi trung bình của dân số tỉnh tương đương với độ tuổi trung bình của cả nước và đang nằm trong "thời kỳ dân số vàng".

Tỷ lệ nam/nữ của tỉnh đạt 49%/50%, dân số dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệch về mật độ dân cư giữa các huyện, thị xã, thành phố (thành phố Ninh Bình có mật độ trên 2.371 người/1 km2 trong khi Nho Quan chỉ có 312 người/1 km2).

Giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng dân số thấp hơn thời kỳ trước, đạt xấp xỉ 1,02%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ hơn 1% và trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.000 người. Dân số đô thị tăng khoảng 1,42%/năm và nông thôn tăng khoảng 0,95%/năm. Tỷ lệ sinh giảm bình quân khoảng 0,22º/oo/năm trong giai đoạn vừa qua.

(ĐVT: người)

Biểu đồ 3.1. Tình hình dân số tỉnh phân theo giới tính

(ĐVT: người)

Biểu đồ 3.2. Tình hình dân số tỉnh phân theo thành thị, nông thôn

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2016)

Theo điều tra dân số, người dân tộc Kinh chiếm trên 98% tổng dân số, tiếp theo là người dân tộc Mường chiếm 1,7% và số ít cịn lại là các dân tộc khác; tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa giáo khá cao tới 15% tổng dân số, tập trung chủ yếu ở huyện Kim Sơn.

Nguồn nhân lực phát triển khá về cả số lượng cùng chất lượng và đang ở thời kỳ đầu khá thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hiện tại tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 514,4 nghìn người (năm 2010), trong đó lao động cơng nghiệp là 92.700 người và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ tới trên 30%.

Như vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2010 khoảng 48,54% so với tổng số lao động. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng 31,40%; dịch vụ 20,06%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị trong thời gian qua khá thấp (3,7%). Trong 10 năm đã giải quyết việc làm trên 171.000 lượt người với mức bình quân mỗi năm giải quyết khoảng 17.000 chỗ làm việc.

(nghìn người)

Biểu đồ 3.3. Tình hình lao động nơng nghiệp của tỉnh qua các năm

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2016)

Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, năng suất lao động thấp và lao động nông nhàn chiếm khá lớn (khoảng 25%) trong năm.

Bảng 3.2 Thực trạng nguồn nhân lực qua các năm

Chỉ tiêu Đ/vị 2000 2005 2010 2015 Dân số Nghìn người 886.754 893.500 900.620 944.431 Lao động: Nghìn người 343,3 452,2 514,4 615,3 +CN- XD Nghìn người 53,9 75,4 161,5 +N-L-Tsản Nghìn người 255,7 315,4 249,7 275,8 +TM-DL Nghìn người 33,7 61,4 103,2

N/suất lao động Tr.đ (giáSS)

+CN, XD - 16,8 30,1 54,0

+N-L-TS - 12,8 15,5 18,7

+TM-DL - 14,3 28,2 55,6

Nhìn chung nguồn lao động của tỉnh tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; tuy nhiên, lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao chưa nhiều, do vậy trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động, mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển.

3.1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội về phát triển nơng nghiệp

Giá trị sản xuất qua các năm nhìn chung tăng trưởng cao và có xu hương đi lên, đối với ngành NLTS thì có xu hướng chững lại cụ thể từ năm 2012 – 2014 giá trị sản xuất của ngành đạt 9 nghìn tỷ đồng và đến năm 2015 thi con số là 10,2 nghìn tỷ đồng. ngành dịch vụ và cơng nghiệp xây dựng có tỷ lệ tăng là cao nhất. Cụ thể ngành công nghiệp năm 2010 là 23 nghìn tỷ đồng thì năm năm 2015 con số này là 55,6 nghìn tỷ đồng tăng gấp 3 lần chỉ sau 5 năm. Ngành dịch vụ có mức tăng trưởng gấp đơi từ 11,2 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 21,9 nghìn tỷ đồng năm 2015. Có thể thấy rằng Ninh Bình là một trong những tĩnh có tiềm năm về phát triển kinh tế, là một trong những địa phương có thành tích cao trong phát triển kinh tế trên cả nước.

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành qua các năm

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2016)

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản phẩm được nâng lên. Năm 2015, thời tiết diễn biến bất thường, năng snongs và hạn hán cục bộ đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nơng nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng tồn tỉnh

đạt 107,6 nhìn ha, giảm 0,8% so với năm 2014. Trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 86,1 nghìn ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 499,1 nghìn tấn, giảm 1,8% so với năm 2014, bằng 98,8% so với kế hoạch đề ra. Mặc dù sản lượng lương thực có hạt giảm nhưng giá trị sản phẩm được tăn gleen do tăng diện tích gieo cấy, đạt 33,6 nhìn ha, giá bán lúa chất lượng cao gấp 1,2 – 1,5 lần so với lúa thường, diện tích ngơ lấy hạt chuyển san g sản xuất ngô rau củ quả và làm thức ăn gia súc nên giá trị tăng lên.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, khơng có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn gia súc gia cầm đều tăng so với năm 2014. Cụ thể đàn trâu đạt 14,3 nghìn con, gia cầm đạt 4,3 triệu con. Bên cạnh đó một trong những nội dung quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới đó là cơng tác xây dựng nông thôn mới năm 2015 được đẩy mạnh và trở thành phong trào sâu rộng của quần chúng, tích cực lồng ghép các nguồn lực, các chương trình xây dựng được thực hiện đúng kế hoạch. Năm 2015, tồn tỉnh có 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 3,6% tổng số xã toàn tỉnh). Hiện nay các xã đã tiếp nhận được 130 nghìn tấn xi măng, xây dựng 1.000km đường giao thông nông thôn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận, chọn điểm nghiên cứu 3.2.1.1. Phương pháp tiếp

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận thực trạng phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp từ Trung ương xuống địa phương, đến triển khai thực hiện tại địa phương, đến kết quả thực hiện theo trình tự có tính hệ thống. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ phối hợp thực hiện giữa các bên trong phát triển công nghệ cao, mối quan hệ giữa phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với thực hiện các chương trình khác của địa phương như chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, chương trình xây dựng nơng thơn mới….Do đó, khi nghiên cứu phát triển cơng nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương cần phải tìm hiểu chúng trong mối quan hệ hệ thống từ việc đề ra các giải pháp đến việc tổ chức thực hiện và kết quả tổ chức thực hiện giải pháp. Như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá đúng nhất về thực trạng phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nghĩa là xem xét sự tham gia của các bên liên quan từ cán bộ các cấp huyện, xã, HTX, các nhà khoa học, Doanh nghiệp và người nông dân trong phát triển công nghệ cao trên địa bàn nghiên cứu… Trong đó, cán bộ nghiên cứu sẽ cùng với cán bộ cấp huyện, xã, HTX, nhà khoa học, doanh nghiệp, hộ nông dân và các bên có liên quan tìm hiểu về chủ trương, định hướng phát triển, các nhóm giải pháp cơ bản của ngành, của huyện về xây dựng công nghệ cao. Cùng nhau phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đưa ra những ý kiến, góp ý để hồn thiện giải pháp. Cán bộ nghiên cứu đóng vài trị là thúc đẩy viên, hướng dẫn, chia sẻ, tạo cơ hội tìm kiếm để cung cấp các lựa chọn và tổng hợp, phân tích. Khách thể nghiên cứu là cán bộ các cấp, nhà khoa học, doanh nghiệp và hộ nơng dân sẽ đóng vai trị chủ động trong việc cung cấp các thông tin, các nhu cầu và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa bàn nghiên cứu.

Trong việc thực hiện áp dụng ứng dụng công nghệ trong sản xuất tại cùng địa bàn thì hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ áp dụng cơng nghệ và nhóm khơng áp dụng là khác nhau, vì vậy cách tiệp cận này cho thấy được hiệu quả rõ nét trong việc áp dụng UDCNC trong sản xuất.

3.2.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Ninh Bình là tỉnh có kinh tế tương đối phát triển, nơng nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm gần đây bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, tuy nhiên kết quả sản xuất ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển UDCNC trong trồng trọt cần được đẩy mạnh. Vì vậy, chúng tôi đã chọn tỉnh Ninh Bình để nghiên cứu.

Để nghiên cứu phát triển UDCNC trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh, chúng tôi tiến hành chọn 2 huyện làm điểm nghiên cứu: huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan.

Huyện Yên Khánh là huyện có UDCNC trong trồng trọt phát triển ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh, người dân nhanh chóng áp dụng các mơ hình UDCNC vào trồng trọt.

Huyện Nho Quan là huyện mà người dân có nhận thức chậm, có UDCNC trong trồng trọt phát triển ở mức thấp nhất, có rất ít mơ hình được xây dựng, do người dân thiếu hiểu biết và đa số rất bảo thủ trong việc áp dụng kỹ thuật mới.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp/Số liệu đã công bố 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp/Số liệu đã cơng bố

Thơng tin cơ bản về tình hình áp dụng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp tỉnh Ninh Bình.

Nguồn số liệu được thu thập từ các cơ quan địa phương có hoạt động trong lĩnh vực UDCNC trong trồng trọt.

Các nghiên cứu có liên quan đến tình hình áp dụng cơng nghệ cao trong trồng trọt.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp/Số liệu mới

Trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện xã, doanh nghiệp và HTX tham gia áp dụng UDCNC trong trồng trọt.

Điều tra trường hợp điển hình (case study) với các cá nhân, nhóm.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống bảng hỏi (structured survey) với các hộ gia đình.

Chọn điểm và chọn mẫu (loại hộ và số lượng hộ): khảo sát các hộ nông dân ở 2 huyện.

Chọn mẫu điều tra

Bảng 3.3. Phân loại mẫu khảo sát (hộ)

STT Đơn vị Huyện Yên Khánh Huyện Nho Quan

1 Đơn vị quản lý 3 3 2 DN/HTX sản xuất 2 2 3 DN/HTX cung ứng đầu vào 1 1 4 DN/HTX tiêu thụ đầu ra 2 2 5 Hộ nông dân 30 30

Nguồn Tổng hợp của tác giả (2016)

3.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mơ tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu

thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mơ tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thơng tin có được chúng tơi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để để tính tốn các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn đến phát triển cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp so sánh trong và ngoài vùng thực hiện dự án

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là so sánh phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của người dân trước và sau khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ

cái của các từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở các nông hộ được điều tra phỏng vấn để đưa ra giải pháp khắc phục và hạn chế.

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Tiến hành tổng hợp, phân loại các thông tin và xử lý dữ liệu qua trợ giúp của phần mềm Excel.

3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao

- Tỷ lệ diện tích, sản lượng NNUDCNC của hộ, số hợp tác xã.

- Quy mơ sản xuất: diện tích, sản lượng NNUDCNC của hộ, của hợp tác xã.

- Diện tích UDCNC của doanh nghiệp, HTX và hộ qua các năm

- Số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp

- Diện tích bình qn (sào/hộ); năng suất (sào/hộ), sản lượng (tạ/hộ)

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơng tác tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tổng số lớp tập huấn, số hộ dân được tham gia tập huấn.

- Tỷ lệ số hộ tuân thủ quy trình kỹ thuật.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kêt quả sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Năng suất: Năng suất là sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

Cơng thức: Năng suất = Sản lượng/Diện tích gieo trồng

- Giá trị sản xuất: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định của nền kinh tế. Tổng giá trị sản xuất (GO) là giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm tính trên đơn vị diện tích.

Cơng thức tính là: GO= i n i iQ P  1

Trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

   n i i C IC 1

Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo cơng thức:

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực cịn mà đơn vị sản xuất có được khơng phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI=VA - ( D+T )

Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp

- D : Khấu hao

- T : Thuế

- Tổng chi phí (TC): là tồn bộ chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất. Khối lượng sản phẩm UDCNC tiêu thụ.

Tỷ lệ sản phẩm UDCNC tiêu thụ.

3.2.5.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất UDCNC trong trồng trọt

- Giá trị sản xuất (GO)/IC. - Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC. - Chi phí trung gian (IC)/ha. - Giá trị gia tăng (VA)/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)