Tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 26 - 27)

2.1.3.1. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a. Khái niệm

Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao (Quốc hội, 2008). b. Điều kiện công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao. - Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành (Quốc hội, 2008).

c. Chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC (Quốc hội, 2008).

2.1.3.2. Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hợp tác xã (HTX) NNUDCNC là một tổ chức của kinh tế hợp tác của những người sản xuất NNUDCNC. Là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. HTX

NNUDCNC có thể là các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân, ít nhất trên 3 lĩnh vực: thứ nhất là cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu…hợp tác trong khâu làm đất, thủy lợi, thứ hai trong lĩnh vực giải quyết đầu ra của sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động thu mua, chế biến, đóng gói và tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước và thứ ba là trong lĩnh vực trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung trong tròng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Điều kiện để trở thành xã viên của HTX NNUDCNC: Là công dân lao động nông nghiệp hoặc lao động trong một số hoạt động gắn bó mật thiết với lĩnh vực nông nghiệp từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là người dân sống trong cùng cộng đồng nông thôn. Có hiểu biết về UDCNC trong sản xuất nông nghiệp.

HTX NNUDCNC có quyền lựa chọn về lĩnh vực, ngành nghề, quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, quyết định cơ cấu tổ chức, thuê lao động, xuất nhập khẩu, phân phối thu nhập, huy động vốn. Chủ động tổ chức các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo khả năng, lợi thế và tập quán sản xuất, phát triển các ngành nghề khác nhau nhằm đa dạng hóa kinh tế HTX (Hoàng Văn Hoan, 2012).

2.1.3.3. Hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hộ sản xuất NNCNC là những hộ ứng dụng CNC trong quá trình sản xuất nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao nhằm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)