Kinh nghiệm phát triển trồng trọt UDCNC trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 29 - 32)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển trồng trọt UDCNC trên thế giới

Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học cơng nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp.

Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học NNCNC. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Tính đến giữa thập kỷ 80, Israel đã xây dựng 10 khu NNCNC đầu tiên, yêu cầu xuất phát điểm cao về tự động hóa và tri thức hóa.

Tại Châu Á, tiêu biểu như các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Đặc biệt, từ những năm 1990, Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển các khu NNCNC, đến nay đã hình thành hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, cịn hàng ngàn cơ sở ứng dụng cơng nghệ cao trên khắp đất nước. Những khu này đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc (Nguyễn Mai, 2014).

Sản xuất tại các khu NNCNC đạt năng suất kỷ lục. Ví dụ như Israel năng suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000 USD/ha/năm. Riêng ở Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000 USD/ha/năm gấp 40 - 50 lần so với các mơ hình trước đó. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nơng nghiệp tri thức thế kỷ XXI (Nguyễn Mai, 2014).

 Tại Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đang phát triển có diện tích 9,6 triệu km2, dân số khoảng 1,35 tỷ người, chiếm xấp xỉ 20% dân số thế giới (Website.Trung

Quốc, bài: các dân tộc trong lịch sử Trung Quốc, các dân tộc Trung Quốc), có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, phong phú (Hứa Việt Tiến và cs., 2003).

Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nơng nghiệp, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định: con đường căn bản phát triển nông nghiệp Trung Quốc là lấy khoa học kỹ thuật làm vũ khí; lấy nơng nghiệp hiện đại làm chỗ dựa, lấy thị trường để hướng dẫn chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại; lấy khoa học kỹ thuật hiện đại làm nền tảng. Từ đó, tăng cường đầu tư cho nơng nghiệp trong đó có đầu tư cho KH,CN.

Trong phương hướng xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc cũng chỉ rõ: “Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, không chỉ trong phát triển và những sản xuất về chủng loại, về sáng tạo kỹ thuật mới, giống tốt, phổ biến kỹ thuật mới, mà còn thể hiện ở mặt bồi dưỡng nhân tài khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Bồi dưỡng nhân tài khoa học kỹ thuật, trước hết cần ổn định số cán bộ khoa học kỹ thuật nơng nghiệp hiện có, sau đó bồi dưỡng nhân tài mới và xây dựng mạng lưới phổ biến khoa học kỹ thuật, cần kết hợp việc nghiên cứu chủng loại, phổ biến kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài, như vậy mới có thể nâng cao nội dung kỹ thuật sản xuất” (Hứa Việt Tiến và cs., 2003).

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Trung Quốc đã xác định phương hướng nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao như sau:

- Phát triển lợi dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nông nghiệp. - Tuyển chọn và bồi dưỡng cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản mới, xây dựng và cải thiện hệ thống gây nuôi giống tốt.

- Mở rộng nguồn thực vật, cải thiện cơ cấu bữa ăn của nông dân ở nông thôn và thành phố.

- Tăng cường xây dựng cơ bản đồng ruộng, xây dựng ruộng cao sản, bị hạn hoặc bị lụt đều được bảo đảm thu hoạch, phát triển kỹ thuật tăng sản tổng hợp nông nghiệp, chăn nuôi, nghề cá cao sản, chất lượng tốt, hiệu quả cao, tiêu hao ít.

- Phổ biến rộng rãi kỹ thuật bảo quản và vận tải, gia cơng, đóng gói và sử dụng tổng hợp nông sản phẩm, phát triển kỹ thuật cơ giới hố nơng nghiệp và nghiên cứu các cơng trình nơng nghiệp.

- Tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao mới trong nông nghiệp, bao gồm kỹ thuật máy tính, kỹ thuật sinh học và các loại kỹ thuật cao mới khác để phát triển nông nghiệp.

- Tăng cường nghiên cứu kinh tế học và quản lý khoa học nông nghiệp hiện đại.

Cùng với việc tăng cường đầu tư và định hướng nghiên cứu KH,CN trong nông nghiệp, Trung Quốc đã linh hoạt đưa ra những mơ hình ứng dụng tiến bộ KH, CN vào thực tế sản xuất đó là: “Chương trình đóm lửa” và các tổ chức hợp tác công ty với nông hộ, hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành.

Để đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất nơng nghiệp, Trung Quốc cũng có những sáng tạo trong việc xây dựng các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất trong đó đáng chú ý là các tổ chức kiểu công ty với nông hộ và hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành lấy kỹ thuật làm mối liên hệ (Hứa Việt Tiến và cs., 2003).

 Tại Thái Lan

Thái Lan rất chú ý đầu tư vào công tác nghiên cứu, triển khai nông nghiệp nhằm giúp nông dân các kiến thức sản xuất, tiếp cận thị trường nông sản trong nước và thế giới. Chính phủ Thái Lan đã cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở từng vùng. Cả nước Thái Lan có 6 trung tâm nghiên cứu về cây trồng vật nuôi đặt ở các vùng. Nhiệm vụ của các trung tâm này là nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi để đưa vào sản xuất trong vùng; chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân huấn luyện đào tạo nghề cho các tầng lớp nhân dân trong vùng. Chi phí cho nghiên cứu được Chính phủ tài trợ. Các tầng lớp thanh niên đến trung tâm học nghề khơng phải nộp học phí và được nhà nước đài thọ. Công tác khuyến nông để đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất cũng rất được chú ý. Chính phủ đã chi cho cơng tác triển khai nơng nghiệp lớn hơn gấp 1,7 lần so với công tác nghiên cứu. Các nguồn chi nghiên cứu triển khai nông nghiệp được tập trung cho các nơng sản xuất khẩu có giá trị và vị trí chiến lược đối với nền kinh tế. Cục triển khai nông nghiệp Thái Lan (DOAE) là cơ quan khuyến nơng hoạt động có hiệu quả của nhà nước. Cơ quan này hàng năm sử dụng nguồn kinh phí 1.358 triệu bạt (54 triệu USD) cho công tác khuyến nông. Cơ quan khuyến nông không chỉ triển khai các kỹ thuật mới thông qua tham quan, đào tạo mà còn sản xuất một khối lượng lớn các loại hạt giống mới cho nông

dân trong hầu hết các vụ sản xuất chính. Từ những cách làm đó đã đưa nền nông nghiệp Thái Lan trở thành một nền nông nghiệp lớn, một cường quốc về xuất khẩu gạo của thế giới (Nguyễn Mai, 2014).

 Tại Israel

Israel là một quốc gia nhỏ bé (với diện tích 21.000 km2), nổi tiếng với khí hậu và địa hình phức tạp, có nơi cận nhiệt đới nơi lại khơ cằn, có khu vực thấp hơn mực nước biển 400m, lại có những vùng là đụn cát, gị đất phù sa…. Hơn nửa diện tích đất đai của quốc gia này là hoang mạc và bán hoang mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 20% diện tích đất đai (khoảng 4.100 km2) là có thể trồng trọt.

Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, khoảng 3 tỷ USD nơng sản (Hồng An, 2010). Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu nông nghiệp ứng dụng CNC với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha. Cơng nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra 1 giá trị sản lượng và thu nhập bình qn 120.000 –150.000 USD/ha/năm (Ngơ Nhân, 2013). Kinh nghiệm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại của Israel là đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một ha đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ (Lê Ngọc Hồ, 2013).

Để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân cơng các máy móc thiết bị trong nơng nghiệp được cơ giới hóa, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu trong nhà kính, nhà lưới là động lực lớn nhất biến đổi toàn bộ nông nghiệp Israel (Nguyễn Cường, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)