Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến udcnc trong ngành trồng trọt
4.2.1. Yếu tố về đặc điểm hộ
Yếu tố về vốn
Một trong những điểm còn yếu kém của việc áp dụng UDCNC hiện nay, nhất là đối với dự án đầu tư mơ hình điểm, là chưa kết nối hoạt động sản xuât
UDCNC với hoạt động tiếp cận vốn vay để người dân triển khai áp dụng. Chỉ có khoảng 30% số hộ được hỏi cho rằng khả năng tiếp cận vốn của họ tốt hơn sau khi tham gia hoặc có ý định tham gia sản xuất UDCNC, trong khi khoảng 56% cho rằng khơng có gì thay đổi.
Biểu đồ 4.5. Khả năng tiếp cận vốn của hộ khi áp dụng UDCNC
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Trong một số mơ hình của DA phát triển, hộ có thể tiếp cận vốn thơng qua tham gia “Nhóm sở thích” để vay vốn từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NNPTNT, Quỹ tín dụng hoặc từ chính DA, tuy nhiên các dự án sản xuất này chủ yếu là phục vụ sinh kế là chủ yếu và người dân không tiếp cận được trong sản xuất UDCNC. Nguồn vốn của hộ huy động đầu tư chủ yếu là từ vay bạn bè người, thân hoặc sử dụng tài sản đất nhà để thế chấp với ngân hàng và góp vốn cùng với HTX để tham gia.
Các TCTD chủ yếu cung cấp tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp vì các đối tượng này có tài sản thế chấp. Các TCTD ít cho HTX, THT vay vì các tổ chức này khơng có tài sản thế chấp và được đánh giá hoạt động kém hiệu quả. Các hộ, cá nhân, tổ chức có sản xuất nơng nghiệp nhưng cư trú ở phường, thị trấn không được các TCTD cho vay theo Nghị định 41.
Các TCTD chủ yếu cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển sản xuất bởi lý do là cho vay xây dựng CSHT có nhiều rủi ro. Ngược lại, cho vay các món vay nhỏ phục vụ sản xuất sẽ ít rủi ro hơn. Tuy nhiên thực tế các hộ được vay vốn vẫn sử dụng các nguồn vay vào CSHT phục vụ sản xuất như xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính,
Giá trị trung bình cho một khoản vay tín chấp là 35,6 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều mức tối đa cho phép là 50 triệu đồng/khoản vay tín chấp với cá nhân, hộ gia đinh. Lí do là theo quy định vay tín chấp, ngân hàng có quyền giữ sổ đỏ, nhưng khơng được quyền phát mãi tài sản khi nợ khó thu hồi trong khi Bộ Tài chính và NHNN chưa ban hành thơng tư hướng dẫn xử lý nợ xấu, nợ khó thu hồi trong cho vay NNNT với các khoản vay tín chấp.
Biểu đồ 4.6. Giá trị cho vay bình quân đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Các TCTD vẫn chủ yếu cung cấp tín dụng ngắn hạn (thời hạn vay tối đa 12 tháng) Lý do là sản xuất nông nghiệp không ổn định, chưa có bảo hiểm nơng nghiệp nên các khoản vay ngắn hạn nhằm quản lí tốt nguồn vốn cho vay.
Yếu tố về trình độ của chủ hộ
Kết quả khảo sát các hộ sản xuất nông nghiệp cho thấy về độ tuổi trung bình giữa hộ UDCNC và hộ sản xuất truyền thống khơng có sự khác biệt, trung bình các hộ là 47,72 tuổi, đối với hộ UDCNC là 47,48 tuổi và hộ truyền thống là 47,96 tuổi. Số nhân khẩu khơng có sự khác biệt lớn đối với hai kiểu hộ tuy nhiên số lao động hộ UDCNC bình quân cao hơn hộ truyền thống cụ thể hộ UDCNC
bình quân là 3,62 lao động và hộ truyền thống là 2,61 lao động. Thực tế đối với hộ UDCNC việc đầu từ vốn lớn vào sản xuất khiến cho mức độ thâm canh cũng như đầu tư vào lao động là nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro. Các hộ sản xuất truyền thống ngoài tận dụng lao động gia đình thì sử dụng lao động mùa vụ nếu cần thiết, các lao động trẻ của hộ chủ yếu đi làm ăn xa.
Bảng 4.9. Thông tin cơ bản hộ sản xuất
Trình độ học vấn của chủ hộ Hộ UDCNC Hộ thường BQ 1.Tuổi 47,48 47,96 47,72 2.Số nhân khâu 4,79 4,27 4,53 3.Số lao động 3,62 2,61 3,11 4.Trình độ học vấn từ THPT trở lên 72,54 60,26 66,40
5.Được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật 80,11 67,05 73,58 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Trình độ học vấn của chủ hộ là một trong những yếu tố liên quan đến UDCNC trong sản xuất của hộ, theo thống kê các hộ UDCNC thì có 72,54% chủ hộ là trình độ từ THPT trở lên và hộ sản xuất truyền thống là 60,26%. Việc trình độ học vấn càng cao sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức phổ biến từ khoa học công nghệ dễ hơn, đặc biệt là các cơng nghệ cao. Ngồi ra tỷ lệ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của hộ UDCNC cũng lớn hơn, điều này cho thấy thực tế các hộ tham gia UDCNC được trau dồi cũng như đào tạo nhiều hơn về tập huấn kỹ thuật, do đó việc tiếp cận các công nghệ mới sẽ dễ dàng hơn.
Tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ
Tỷ lệ áp dụng (bao gồm áp dụng toàn bộ và một phần) sau khi tham gia UDCNC là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của UDCNC đó. Áp dụng tồn bộ ở đây là lặp lại giống hệt những công đoạn, những bước kỹ thuật trong khi được tập huấn phổ biến về UDCNC (Nội dung tập huấn UDCNC đa dạng, có những cơng đoạn áp dụng được cho cả phương pháp truyền thống). Trong khi đó, áp dụng một phần là chỉ cần làm theo một cách tốt nhất của một số công đoạn hoặc làm theo một cơng đoạn nào đó có thể giống hoặc khơng giống hồn toàn với hướng dẫn. Tỷ lệ áp dụng toàn bộ hay một phần cao phản
ánh rằng việc UDCNC đó đã được người dân tiếp nhận trên thực tế trong khi tỷ lệ thấp cho thấy nó chưa phù hợp với người dân.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân áp dụng kiến thức thu được sau khi được tham gia UDCNC (44,23% người dân áp dụng một phần và 18,86% áp dụng tồn bộ). Có đến 36,91% số hộ khơng áp dụng những gì được học từ KN vào trong sản xuất.
Biểu đồ 4.7. Mức độ áp dụng của các hộ khi tham gia áp dụng UDCNC
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Có sự khác nhau về mức độ áp dụng khi so sánh giữa các nhóm tiêu chí. Cụ thể một số điểm đáng chú ý như sau:
Tỷ lệ hộ áp dụng toàn bộ của hộ sau khi được tham gia mơ hình cao hơn so với phương pháp chỉ có đào tạo, tập huấn
Kết quả điều tra hộ hưởng lợi cho thấy, hộ tham gia các mơ hình có tỷ lệ áp dụng tồn bộ QTKT vào thực tế sản xuất cao hơn (chiếm 23,18% số hộ) so với hộ chỉ tham dự các lớp đào tạo tập huấn (chỉ chiếm 12,3%). Sự khác nhau này là do:
- Đối với người nơng dân khi tham gia mơ hình họ được tập huấn lý thuyết, được trực tiếp thực hành, được hướng dẫn để áp dụng các kiến thức UDCNC, vì vậy khi tham gia mơ hình họ thấy được kết quả của mơ hình cũng như cách làm một cách tận mắt và đó là cơ sở để họ quyết định mức độ áp dụng vào sản xuât.
- Tỷ lệ áp dụng hoàn tồn nhìn chung vẫn cịn thấp một phần do khi tham gia MHTD người dân được cung cấp vật tư đầu vào để hỗ trợ xây dựng mơ hình. Sau khi kết thúc mơ hình việc áp dụng hồn tồn giống như đã học đòi hỏi lượng đầu tư chi phí khá cao và người rất ít người dân có khả năng đáp ứng như đã học.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ áp dụng tiếp cận UDCNC trong đó có 3 yếu tốt quan trọng và được người dân đánh giá cao:
Đơn vị: %
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ hộ đánh giá các nguyên nhân trong việc áp dụng TBKT vào các giai đoạn của quá trình sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) “Năng suất sản phẩm cao hơn” là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định áp dụng của hộ. Năng suất là một chỉ số là một trong những chỉ tiêu đánh giá được hiệu quả của nhất của tiến bộ kỹ thuật hay cách làm mà khuyến nông đưa vào, khi chính người dân nhận định rằng năng suất tăng cao thì đó chính là ngun nhân để họ sẽ áp dụng kiến thức từ khuyến nơng. Qua kết quả điều tra cho thấy có đến 43 % ý kiến đánh giá về nguyên nhân áp dụng kiến thức học từ khuyến nông là làm cho năng suất sản phẩm tăng cao, trong đó cơng đoạn chuẩn bị và kỹ thuật chăm sóc được người dân đánh giá là ảnh hưởng lớn năng suất của sản phẩm.
TBKT phải dễ làm và phù hợp với điều kiện của hộ là yếu tố có tỷ lệ hộ trả lời chiếm 29,05%. Đối với kỹ thuật mới cần chi phí đầu tư cao thì chỉ có những hộ khá mới tham gia được tuy nhiên cùng lợi ích mang lại trong q trình sản xuất thì các hộ có điều kiện thấp hơn tự nghĩ ra cách để làm với giá thành rẻ hơn
và cho hiệu quả gần tương đương. Như vậy cần phải linh hoạt về mặt tiến bộ kỹ thuật khi đưa xuống cho người dân áp dụng.
Giảm rủi ro trong sản xuất (38,62%): một trong những yếu tố khiến người nông dân thấy rằng việc giảm rủi ro là điều mà họ quan tâm trong vấn đề sản xuất, như vậy việc đưa các kỹ thuật vào sản xuất cần quan tâm đến việc cải thiện giống và phương thức trong vấn đề làm giảm rủi ro đặc biệt là với điều kiện thời tiết đặc trưng của từng khu vực.
Bảng 4.10. Đánh giá nguồn tiếp cận khoa học
Nguồn tiếp cận Rất quan
trọng Quan trọng Không quan trọng
Từ khuyến nông 36,67 21,67 41,67
Từ Doanh nghiệp 56,67 15,00 28,33
Từ viện nghiên cứu 35,00 36,67 28,33
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Trong các nội dung về áp dụng tiếp cận khoa học kỹ thuật thì người dân đều đánh giá là rất quan trọng, trong đó tỷ lệ ý kiến đánh giá cho doanh nghiệp là cao nhất bơi đây là một trong những tác nhân làm việc trực tiếp với người dân, ngồi việc đưa kỹ thuật thì đây cũng là tác nhân thu gom tiêu thụ các sản phẩm UDCNC vì thế nên các doanh nghiệp rất trú trọng trong khâu hỗ trợ, một số doanh nghiệp thường có các cán bộ nằm vùng tại địa bàn để trực tiếp hỗ trợ cho người dân.