Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế địi hỏi các sản phẩm nơng nghiệp đa dạng và đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường trong nước cũng như nước ngồi. Các sản phẩm nơng nghiệp khơng những đóng vai trị quan trọng trong ngành nơng nghiệp mà cịn là ngun vật liệu cho các ngành cơng nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, địi hỏi cần áp dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong nền kinh tế thị trường, hiện đại hóa trong nơng nghiệp là vấn đề cấp thiết, cần nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp lên cao bằng cách cơ giới hóa trong nơng nghiệp, áp dụng các loại hình cơng nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp dáp ứng nhu cầu thị trường (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013).
Nhu cầu của thị trường, thị trường tiêu thụ: sản phẩm nông nghiệp làm ra phải có nhu cầu, thị hiếu thì mới được sản xuất, nếu khơng có nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thì sản xuất đại trà khơng những làm lãng phí nguồn lực mà cịn ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta. Cũng như phải có thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nơng nghiệp này, người dân sản xuất mà khơng có nới tiêu thụ làm ảnh hưởng tới đời sống, thu nhập của người dân (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013). Năng suất chất lượng sản phẩm: nếu việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất chất lượng sản phẩm khơng cao thì người dân sẽ khơng áp dụng bởi vì chi phí để đầu tư cho công nghệ cao lớn, áp dụng trên quy mơ lớn, cần có đội ngũ lao động có tay nghề cao,…nên trước khi áp dụng cần phải đánh giá xem hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp có mang lại là cao hay thấp, từ đó mới đưa vào áp dụng thực tiễn .
Quy mô sản xuất: việc ứng dụng công nghệ cao thường được ứng dụng trên quy mô lớn, tập trung, quy mô quá nhỏ lẻ và manh mún thì khơng thể áp dụng được vì khơng đủ để thu hồi các khoản chi phí ban đầu.
Vốn: ứng dụng cơng nghệ cao cần có số lượng vốn lớn để chi phí cho đầu tư từ khâu chọn giống đến khâu tiêu thụ, nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là hết sức cần thiết, nếu dự án đưa ra khơng khả thi thì khó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư. Vì vậy trước hết cần phải có quy mơ tương đối lớn để có thể áp dụng được nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013).
Nhân lực: đội ngũ nhân lực phải có trình độ tay nghề cao, được đào tạo, tập huấn kĩ thuật để chuyển giao khoa học kĩ thuật, cũng như thực hiện trong quá trình sản xuất nơng nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố có vai trị quan trọng nhất trong ứng dụng KTTB trong nông nghiệp. Kết quả của hoạt động ứng dụng KHKT phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này - không chỉ là lực lượng cán bộ ứng dụng mà còn bao gồm cả nhân lực tiếp nhận chuyển giao là đối tượng ứng dụng các KTTB.
Phân bón, vật tư nơng nghiệp: tùy vào loại đất để bón phân, phun thuốc cho cay trồng. Nếu lượng phân bón quá nhiều hay q ít cũng làm ảnh hưởng tới tình trạng của cây trồng, làm cho năng suất cũng bị ảnh hưởng theo. Ví dụ như cây cà phê nếu bón q nhiều phân thì làm cho cây (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013).
Các nhân tố khác như là khoa học kĩ thuật, các chính sách nơng nghiệp…làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.