Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu
1.3. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu
“Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương” hiện nay hình thành trên trạm bảo vệ sức khỏe tâm thần cũ thuộc bệnh viện tâm thần Hà Nội. Đến tháng 10 năm 1998, bệnh viện tách ra và chính thức thành lập “Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương”. Sau một vài lần đổi tên, thành “Bệnh viện ban ngày Mai Hương”, đến nay, bệnh viện vừa quay lại tên gọi cũ là “Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương”. Bệnh viện có địa chỉ tại số 4, phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức, bệnh viện ban ngày Mai Hương hiện có 2 Phòng và 2 Khoa: Phòng Kế hoạch tổng hợp (10 người), Phòng Tổ chức – Hành chính tài vụ (12 người), Khoa lâm sàng (16 người), Khoa khám bệnh (14 người). Về đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện nay, bệnh viện gồm có: 11 bác sỹ, 4 dược sỹ, 3 nhà tâm lý, 21 điều dưỡng, 2 hộ lý. Ngoài ra bệnh viện còn một số nhân viên khác: 1 nhân viên phục vụ; 3 bảo vệ; 1 lái xe; 1 nhân viên; 1 thủ quỹ… (Theo Báo cáo tổng kết hoạt động Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương 2012).
Bệnh viện hoạt động hoàn toàn theo nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, bệnh nhân tham gia sử dụng dịch vụ tại bệnh viện sẽ chi trả theo những quy định chung của Nhà nước cũng như hưởng các chính sách hỗ trợ hiện hành phù hợp với từng nhóm đối tượng, chẳng hạn như bảo hiểm xã hội hay những trợ cấp dành riêng cho đối tượng tâm thần phân liệt,...
Về trình độ chuyên môn, hầu hết các cán bộ được tuyển dụng hiện nay tại bệnh viện có bằng cấp phù hợp với chức danh chuyên môn hiện hành. Bên cạnh đó, một số cán bộ của bệnh viện được cử đi học bậc học cao hơn như Thạc sỹ Tâm lý học, Thạc sỹ Y khoa,... để nâng cao trình độ nên tạm thời không tham gia công tác cho tới khi hoàn thành chương trình học. Điều này giúp tăng cường trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ bệnh viện nhưng đồng thời gây ra thiếu hụt nhân lực tạm thời ở một số vị trí như bác sỹ, cán bộ tâm lý và điều dưỡng.
Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương xác định mục đích hoạt động chính là đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của cộng đồng dân cư trên địa bàn Hà Nội, trong đó, nhiệm vụ phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần để tái hòa nhập gia đình và cộng đồng được coi là một trong những trọng tâm chính. Bên cạnh đó, bệnh viện còn nhận điều trị các trường hợp bệnh tâm thần bán cấp tính, tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em và điều trị các rối loạn liên quan đến nghiện chất (nghiện rượu, nghiện ma tuý).
Về đối tượng phục vụ chính, bệnh viện phục vụ tất cả bệnh nhân tâm thần bán cấp tính và loại hình phục vụ chính là điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tâm thần thuộc địa bàn Hà Nội. Ngoài ra bệnh viện cũng phục vụ các bệnh nhân ngoại tỉnh có nhu cầu. Ngoài 2 loại đối tượng khám chữa bệnh truyền thống: các rối loạn tâm thần bán cấp và mãn tính và các động kinh, bệnh viện còn có dịch vụ chăm sóc các bệnh lý khác như:
Các rối loạn cảm xúc, hành vi ở thanh thiếu niên, học sinh và sự phát triển ở trẻ em
Các rối loạn có liên quan đến sang chấn tâm lý (stress)
Các rối loạn cảm xúc nhất là trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực Các rối loạn do nghiện chất, chủ yếu là rượu và ma túy. Do đặc thù dịch vụ của bệnh viện nên nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ của bệnh viện chủ yếu tập trung ở nhóm các bệnh nhân tâm thần bán cấp tính. Nhìn chung, các khách hàng tìm đến bệnh viện hiện nay rất đa dạng. Mặc dù các đối tượng đều có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng có thể khác nhau về độ tuổi, giới tính, địa bàn sinh sống, loại hình bệnh, mức độ bệnh,…
Các loại hình chăm sóc tại bệnh viện hiện có các liệu pháp mũi nhọn như ứng dụng các thuốc chống loạn thần mới, chống động kinh mới; liệu pháp thay thế và đối kháng trong điều trị nghiện ma túy; Phục hồi chức năng tâm lý xã hội mà trong đó gồm có các liệu pháp tâm lý (liệu pháp nhận thức tập tính, liệu pháp ám thị,thư giãn luyện tập, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm-tâm kịch trị liệu), huấn luyện kỹ năng tâm lý xã hội, lao động liệu pháp, hoạt động vui chơi giải trí, tái hoà nhập về văn hoá, xã hội,...
Chƣơng 2. Mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng
Quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng là một khía cạnh đặc thù trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần. Do đó, để hiểu được quá trình này cũng như sự tham gia của người bệnh, trước hết chúng ta cần có cái nhìn khái quát về mô hình phục hồi chức năng của Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương – nơi người bệnh được tham gia trải nghiệm quá trình có ý nghĩa này cũng như đặc điểm cơ bản của nhóm bệnh nhân – chủ thể của quá trình.