Người bệnh tâm thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 34 - 35)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Người bệnh tâm thần

Để hiểu được khái niệm người bệnh tâm thần, trước tiên chúng ta cần có cái nhìn khái quát về “sức khỏe” và “sức khỏe tâm thần”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (2009): “Sức khỏe không những là tình trạng không bệnh tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái, dễ chịu về cơ thể, tâm thần và xã hội.

Với khái niệmSức khỏe tâm thầnTổ chức Y tế thế giới (2009) đưa ra khái niệm: “Sức khỏe tâm thần không những là trạng thái không có bệnh, không có tật chứng về tâm thần mà còn là: một cảm giác sống thực sự thoải mái; có niềm tin vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất, giá trị của người khác; có khả năng tự chủ về tư duy, cảm xúc và hành vi; biết quản lý cuộc sống và chấp nhận thử thách; có khả năng tạo lập và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân với mọi người; có khả năng tự hàn gắn sau các sang chấn tâm lý (stress)” [12]

Trong khi đó,ngườibệnh tâm thầnđược hiểu là“người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thuờng. Người có bệnh tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình. Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút. Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng. Người bị bệnh tâm thần đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh.” [16, tr. 5]

Ngày nay, để xác định một người là người bệnh tâm thần, cần căn cứ vào những đánh giá, sàng lọc lâm sàng thận trọng, hệ thống và tỉ mỉ. Trên thế giới, công cụ đánh giá thông dụng là “Cẩm nang chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần bản số V/Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder DSM V”. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, và cụ

thể là tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, công cụ để đánh giá và phân loại dạng bệnh của người bệnh tâm thần là “Bảng phân loại bệnh tật quốc tế phiên bản thứ 10/International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems 10”, viết tắt là ICD-10. Điểm đáng lưu ý là ICD-10 chỉ là bảng phân loại bệnh tật nói chung, trong đó, bệnh tâm thần chỉ là một chương và không có những hướng dẫn, công cụ đánh giá cụ thể, rõ ràng và hệ thống như DSM V. Điều này cũng gây ra một hạn chế trong chẩn đoán, phân loại dạng bệnh của bệnh nhân tâm thần ở Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)