Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 31 - 34)

7.1. Phương pháp luận của đề tài

Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để xem xét các biến trong tổng hòa các mối quan hệ cũng như sự biến đổi của thời gian ảnh hưởng tới các mối quan hệ này.

Cụ thể, ứng dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài đã tìm hiểu và phân tích sự tham gia của bệnh nhân vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan tới cuộc sống của họ tổng hòa các mối quan hệ với cách tiếp cận tăng cường năng lực, quá trình tư duy của Platonov cũng như với các sự kiện khác tại bệnh viện như chủ trương, chính sách của bệnh viện, cơ sở và hoạt động chính, đội ngũ nhân lực,... tồn tại trong bệnh viện.

Bên cạnh đó, dưới góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử, quyền và việc thúc đẩy quyền cũng như sự tham gia của bệnh nhân vào quá trình ra quyết định trong mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện ban ngày Mai Hương được xem xét theo một trục dọc thời gian từ lúc khởi xướng mô hình cho tới những xu hướng phát triển trong tương lai để tìm ra quy luật trong thực hành và đường hướng phát triển của mô hình.

7.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành và hệ thống trong nghiên cứu, trong đó, những lý thuyết Tâm lý học (Quá trình tư duy – Platonov, 1977) và lý thuyết Công tác xã hội (cách tiếp cận tăng cường năng lực trong thực hành, hệ thống quan điểm về ra quyết định chung, các lý thuyết về nhóm...) được vận dụng để góp phần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu.

7.3. Phương pháp thu thập thông tin

Về phương pháp thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, là một nghiên cứu quy nạp để tìm ra một quy trình ra quyết định của người bệnh tâm thần nhằm tăng cường năng lực cho bản thân để hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Các phương pháp thu thập thông tin cụ thể được sử dụng gồm:

Để triển khai nghiên cứu, một hệ thống tư liệu được sử dụng để tổng hợp và nhìn nhận, đánh giá làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm được trình bày. Những tài liệu được sử dụng gồm có tài liệu hàn lâm (những tài liệu khoa học chính thống được sử dụng như giáo trình, từ điển chuyên ngành,...) và tài liệu thứ cấp từ những báo cáo, nghiên cứu có liên quan đến đề tài (báo cáo hoạt động của Bệnh viện, những nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của bệnh nhân trong quá trình ra quyết định lâm sàng tại một số quốc gia trên thế giới,...)

Phương pháp quan sát

Để thu thập thông tin cho đề tài, phương pháp quan sát tham dự đã được triển khai trong 03 tháng từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013 (trung bình 03 buổi phục hồi chức năng - ca sáng/tuần). Những đối tượng và mục tiêu quan sát chính được lựa chọn như sau:

- Bệnh viện: quan sát cách thức tổ chức và vận hành hoạt động tại các bộ phận khác nhau trong bệnh viện, hệ thống cơ sở vật chất bệnh viện,...

- Mô hình phục hồi chức năng: quan sát cách thức xây dựng, triển khai các hoạt động trong mô hình, cơ sở vật chất của mô hình,...

- Cán bộ bệnh viện (bác sỹ tâm thần, cán bộ tâm lý, điều dưỡng): quan sát thái độ, cách thức giao tiếp giữa các cán bộ bệnh viện với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, cách giải quyết vấn đề trong công việc, cơ chế phối hợp theo đội, nhóm chuyên môn,...

- Bệnh nhân: quan sát đặc điểm chung trong ngoại hình, thái độ, ứng xử của bệnh nhân tham gia mô hình, cách người bệnh tương tác với nhau, với người nhà và với các cán bộ bệnh viện, cách bệnh nhân trao đổi, giải quyết vấn đề, đưa ra lựa chọn, cách thức bệnh nhân bày tỏ thái độ, phản hồi, đánh giá hiệu quả trị liệu với cán bộ chuyên môn...

- Người nhà bệnh nhân: quan sát thái độ, cách ứng xử, tương tác của người nhà bệnh nhân với bệnh nhân và cán bộ bệnh viện, cách thức và thái độ đánh giá, phản hồi của người nhà bệnh nhân với hiệu quả trị liệu,...

Đề tài này sử dụng phỏng vấn sâu với tổng số 16 đối tượng khác nhau để tìm hiểu quan điểm của mối đối tượng về sự tham gia của người bệnh tâm thần trong quá trình ra quyết định trong mô hình phục hồi chức năng, trong đó cơ cấu như sau:

- Bệnh nhân: 05 người

- Người nhà bệnh nhân: 05 người

- Cán bộ tâm lý trực tiếp triển khai mô hình: 01 người - Bác sỹ tâm thần trực tiếp điều trị cho bệnh nhân: 02 người - Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân: 02 người - Cán bộ quản lý (phó giám đốc bệnh viện): 01 người  Phương pháp thảo luận nhóm

Để tìm hiểu rõ hơn về quan điểm, thái độ của bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng, 02 thảo luận nhóm đã được triển khai. 02 thảo luận nhóm này được triển khai vào tháng 04/2013 với sự tham gia của 13 – 15 bệnh nhân thuộc mô hình phục hồi chức năng. Số lượng bệnh nhân này được cân nhắc dựa trên sự quen thuộc của người bệnh với những hoạt động thảo luận nhóm hàng ngày, tránh gây ra những e ngại cho người bệnh khi thay đổi quy mô thảo luận nhóm thông thường. Nội dung chính của 02 cuộc thảo luận tập trung vào:

- Tìm hiểu những mong muốn hiện tại của bệnh nhân

- Tìm hiểu nhận thức của bệnh nhân về quá trình ra quyết định để đạt được những mong muốn của bản thân

- Tìm hiểu thái độ và đánh giá của bệnh nhân về kết quả của những quyết định đưa ra

NỘI DUNG CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)