Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu
2.2. Đặc điểm của bệnh nhân tâm thần tham gia mô hình phục hồi chức năng
2.2.5. Những nhu cầu phục hồi chức năng đặc thù của bệnh nhân trong mô hình
Những bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương có những nhu cầu phục hồi chức năng đa dạng khác nhau, trong đó, những nhu cầu phục hồi chức năng cụ thể được xác định cho bệnh nhân thường thấy là:
Bảng 2.5. Theo dõi nhu cầu phục hồi chức năng của 25 bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng ngày 02/05/2013
STT Nhu cầu phục hồi chức năng cụ thể Số người có nhu cầu
1 Kỹ năng tự phục vụ 03
2 Khả năng ghi nhớ 04
3 Kỹ năng giao tiếp, diễn đat lời nói 03
4 Kỹ năng tính toán 04
5 Kỹ năng kìm nén cảm xúc 01
6 Khả năng làm việc 06
7 Khả năng hòa nhập cộng đồng 07
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những nhu cầu này chủ yếu do cán bộ mô hình phục hồi chức năng (bác sỹ, cán bộ tâm lý,...) xác định dựa trên những đánh giá lâm sàng về việc bệnh nhân cần phục hồi những kỹ năng, khả năng gì.
Thực ra là khi mà bệnh nhân vào viện thì cái mô hình phục hồi chức năng nó đã được chỉ định cho bệnh nhân sẵn rồi. Cái này là dựa trên các ý kiến từ phía bác sĩ, ý kiến từ phía cán bộ tâm lý. Và thực tế ra thì bệnh nhân và người nhà bệnh nhân họ có rất ít cái kiến thức trong việc phục hồi chức năng, người ta cũng không biết giờ phải làm cái gì, làm những bước nào. Cho nên thông thường những phần này là bác sĩ và cán bộ tâm lý người ta sẽ xây dựng. Thế thì bệnh nhân này sau khi ra viện xong bệnh nhân phải biết mặc quần áo, phải biết xem giờ, chẳng hạn như thế.
(Bác sỹ tâm thần, nam, 28 tuổi) Việc trao đổi với người nhà để thiết lập mục tiêu phục hồi chức năng cho người bệnh ở giai đoạn đầu tiên này còn rất hạn chế. Gần như cán bộ mô hình độc lập quyết định những mục tiêu cụ thể của người bệnh. Nếu như sự tham gia và tiếng nói của bệnh nhân và người nhà của họ được thể hiện rõ hơn ở giai đoạn này sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh nhân.
Ngoài ra, việc xác định nhu cầu những kỹ năng cần phục hồi của bệnh nhân cũng có liên hệ chặt chẽ với sự bố trí lịch tham gia mô hình phục hồi chức năng của họ mỗi tuần.
Bệnh nhân mà họ tập một ngày hai buổi thì thông thường các bệnh nhân đó họ không đi làm, thông thường thì là tâm thần phân liệt hoặc động kinh. Còn ví dụ như là một ngày một buổi thì có thể là các cái rối loạn cảm xúc như trầm cảm,... Còn đối với các bệnh nhân mà họ liên quan đến stress thì sau cái giai đoạn điều trị ở bệnh viện ổn định xong thì thông thường một tuần họ mới đến một lần.
(Bác sỹ tâm thần, nam, 28 tuổi) Có thể thấy, với những dạng bệnh khác nhau, bệnh nhân sẽ có nhu cầu phục hồi chức năng khác nhau cũng như yêu cầu về thời lượng tham gia khác nhau trong mô hình phục hồi chức năng. Do đó, việc xác định nhu cầu và mục tiêu phục hồi chức năng cho
từng bệnh nhân cần chính xác và phù hợp với họ để đảm bảo hiệu quả phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.
Tóm lại, mô hình phục hồi chức năng cũng như bệnh nhân tham gia mô hình tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương có những đặc điểm riêng biệt, thể hiện tính độc đáo và đặc thù so với những bệnh viện khác. Mô hình phục hồi chức năng được triển khai tại Mai Hương là một mô hình dựa vào cộng đồng, vừa kết hợp điều trị bằng thuốc và phục hồi chức năng thông qua hình thức nhóm để thúc đẩy bệnh nhân phục hồi tốt nhất những chức năng bị suy giảm mà không tách rời họ khỏi đời sống gia đình và cộng đồng, khiến cho người bệnh tự tin và sẵn sàng hơn cho sự tái hòa nhập cộng đồng của mình. Những bệnh nhân trong mô hình cũng mang những đặc điểm rất riêng, cơ cấu, tình trạng bệnh cũng như nhu cầu đa dạng. Những đặc điểm này sẽ tạo ra những ảnh hưởng quan trọng tới quá trình người bệnh tham gia vào quá trình ra quyết định trong mô hình phục hồi chức năng sau này.
Chƣơng 3. Bệnh nhân tâm thần và quá trình ra quyết định trong mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng
Để đưa ra một bức tranh bao quát về bệnh nhân tâm thần và quá trình ra quyết định