Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu
2.2. Đặc điểm của bệnh nhân tâm thần tham gia mô hình phục hồi chức năng
2.2.2. Cơ cấu bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng
Xét về cơ cấu người bệnh, có thể nhận thấy sự đa dạng trong nhóm bệnh nhân này. Trong số 15 – 25 bệnh nhân tham gia mô hình tại phòng phục hồi chức năng mỗi buổi, cơ cấu giới tính, tuổi, nghề nghiệp,... của họ có sự khác biệt và rất đa dạng. Chẳng hạn, nếu xét riêng bảng theo dõi của Phòng phục hồi chức năng trong ngày 02/05/2013, ta có thể có một hình dung tương đối phổ biến tại mô hình này về một số đặc điểm trong cơ cấu người bệnh trong số 25 người bệnh tham gia mô hình tại thời điểm đó như sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu tuổi và giới tính bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng ngày 02/05/2013
STT Họ và tên * Tuổi Giới tính STT Họ và tên * Tuổi Giới tính
1 L.M.T 43 Nam 15 T.S.T 27 Nam 2 T.K.P 38 Nữ 16 B.M.T 29 Nữ 4 V.T.H 30 Nam 17 N.T.H 58 Nữ 6 V.T.T 27 Nam 18 P.M.A 61 Nữ 7 N.T.H 60 Nữ 19 P.T.H 40 Nữ 8 N.T.Đ 32 Nữ 20 H.Đ.H 24 Nam 10 Đ.T.L 33 Nam 21 T.V.M 45 Nam 11 Đ.Q.T 27 Nam 22 V.T.T 27 Nam 12 T.T.H 47 Nữ 24 L.B.H 57 Nữ 13 L.A.T 39 Nam 25 L.T.H 27 Nữ 14 L.Đ.D 56 Nam
(Nguồn: Phòng Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, 05/2013) * Tên của bệnh nhân đã được khuyết danh nhằm đảm bảo danh tính người bệnh
Về độ tuổi, bệnh nhân ở những độ tuổi rất khác nhau, từ 24 – 61 tuổi, trong đó, dưới 35 tuổi gồm 10 người, từ 36 – 55 tuổi gồm 06 người, trên 55 tuổi gồm 09 người. Có thể thấy phạm vi tuổi khá rộng và tỉ lệ bệnh nhân ở lứa tuổi thanh niên và trung niên chiếm đa số. Với đặc thù này, nhóm bệnh nhân tham gia mô hình có những đặc điểm giống một gia đình, tạo cảm giác gần gũi, chia sẻ giữa các thế hệ, thuận lợi cho người bệnh tham gia những hoạt động sắm vai phong phú. Chẳng hạn, một số hoạt động sắm vai trong mô hình đã mô phỏng quan hệ ông bà, cha mẹ, con cái rất thành công nhờ vào sự tham gia của những thành viên nhóm ở những lứa tuổi khác nhau và thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm sống phong phú giữa các thành viên.
có tỉ lệ thấp hơn (10/25). Thực chất, tỉ lệ nam – nữ này phổ biến ở mọi buổi phục hồi chức năng của mô hình.
Bảng 2.4. Tỉ lệ nam – nữ ở bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng trong nửa đầu tháng 04/2013
Ngày Tổng số bệnh nhân Nam Nữ
1/4/2013 15 10 5 3/4/2013 12 9 3 4/4/2013 13 10 3 5/4/2013 13 9 4 11/4/2013 14 8 6 12/4/2013 13 8 5 Trung bình 13,33 9 67,5% 4,33 32,5%
(Số liệu trích từ quá trình quan sát thực tế mô hình phục hồi chức năng tại phòng phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương)
Về nghề nghiệp, cơ cấu việc làm của người bệnh cũng rất khác nhau. Do bệnh nhân ở những độ tuổi khác nhau nên có những bệnh nhân đang trong độ tuổi đến trường và còn đi học, cũng có những bệnh nhân đã về hưu, nhưng đa số trong tuổi lao động. Do ảnh hưởng của bệnh, nhiều bệnh nhân thuộc tuổi lao động đã tạm ngừng làm việc ở các cơ quan, công sở, nhà máy,...: “Hiện chị ấy đang phải tạm nghỉ làm...” (Em trai bệnh nhân, nam, 27 tuổi). Nhiều người trong số họ đang tạm dừng công việc, ở nhà, giúp đỡ việc nhà hay giúp đỡ gia đình trông nom, phụ giúp cửa hàng kinh doanh,... Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nhân tiếp tục đi học, đi làm bình thường. Họ có thể làm trong các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, công nghệ thông tin, giáo dục, công nghiệp,...
Nó bị bệnh xuất phát từ khi đi làm ở nhà máy dệt. Chị em làm cùng phát hiện ra nó bị giảm sút trí nhớ, không bình thường khi nói năng. Lúc đó nó làm ở Hàn Quốc,
Nhìn chung, do mức độ mỗi người bệnh khác nhau nên khả năng duy trì nghề nghiệp của họ cũng rất đa dạng. Nghề nghiệp vốn có của họ có thể là đi học, thất nghiệp cho đến lao động tay chân và cả trí thức và ở nhiều lĩnh vực đa dạng. Với những bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng, đa phần họ tạm dừng công việc cũ để ở nhà, có thể tham gia phụ giúp việc nhà hay kinh doanh tại gia đình.