Những đặc điểm về cơ cấu hành chính và đội ngũ chuyên môn của mô hình phục hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 59 - 61)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

2.1. Khái quát đặc điểm của mô hình phục hồi chức năng

2.1.2. Những đặc điểm về cơ cấu hành chính và đội ngũ chuyên môn của mô hình phục hồ

hồi chức năng

Mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương là một mô hình khá toàn diện với cấu trúc chặt chẽ. Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của mô hình này như sau:

Về mặt cơ cấu hành chính

Mô hình phục hồi chức năng do Khoa Lâm sàng trực tiếp quản lý, gắn kết chặt chẽ giữa chẩn đoán, điều trị bằng thuốc và triển khai các hoạt động phục hồi chức năng. Bên cạnh các phòng khám, các hoạt động phục hồi chức năng cho người bệnh đều diễn ra tập trung ở Phòng Phục hồi chức năng thuộc tầng 3 bệnh viện. Hàng tuần, mô hình hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu, trong giờ hành chính. Mỗi ngày, người bệnh tham gia phục hồi chức năng theo hai ca: ca sáng từ 8 giờ 30 đến 11 giờ, ca chiều từ 2 giờ đến 4 giờ. Giờ nghỉ trưa, người bệnh có thể lựa chọn về nhà hoặc đăng ký ăn trưa và ngủ trưa tại bệnh viện.

Về đội ngũ chuyên môn

Mô hình phục hồi chức năng có những cán bộ với nghiệp vụ khác nhau được phân công nắm giữ những chức danh, nhiệm vụ khác nhau theo các cấp:

- Quản lý cấp cao gồm có ban giám đốc bệnh viện giữ nhiệm vụ định hướng phát triển mô hình, quản lý giám sát cấp cao, phòng Kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm giám sát hoạt động phòng phục hồi chức năng căn cứ trên kế hoạch phục hồi chức năng được duyệt.

- Phụ trách trực tiếp mô hình gồm 16 cán bộ, trong đó: (1) bác sĩ tâm thần (xác định nhu cầu bệnh nhân khi tham gia mô hình phục hồi chức năng; cùng lập kế hoạch hoạt động với cán bộ tâm lý; hướng dẫn, theo dõi bệnh nhân, chỉ định thuốc cho bệnh nhân kết hợp với các liệu pháp tâm lý); (2) cán bộ tâm lý (lập kế hoạch hoạt động của mô hình; trực tiếp hướng dẫn bệnh nhân tham gia hoạt động mô hình phục hồi chức năng thông qua các hoạt động cụ thể, các liệu pháp chính; trị liệu cá nhân/ gia đình thông qua tham vấn/ tư vấn); và (3) điều dưỡng

(theo dõi, giám sát bệnh nhân uống thuốc; trực tiếp hướng dẫn bệnh nhân tham gia hoạt động tại phòng Lao động liệu pháp).

Có thể thấy trong thành phần tham gia chính thiếu vắng vị trí của nhân viên công tác xã hội. Thực chất, một số vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong mô hình này được phân chia đảm nhiệm bởi nhiều cán bộ ở những vị trí khác nhau trong mô hình như bác sỹ tâm thần, cán bộ tâm lý và điều dưỡng, và ở mô hình này, chủ yếu là cán bộ tâm lý. Nhiệm vụ đúng chuyên môn của cán bộ tâm lý là trị liệu tâm lý lâm sàng cho cá nhân, nhóm hoặc gia đình thông qua tham vấn, tư vấn,... Điều này hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành cán bộ tâm lý được đào tạo. Tuy nhiên, tại mô hình này, cán bộ tâm lý cũng như bác sỹ và điều dưỡng đôi khi đảm nhiệm các vai trò như biện hộ, giáo dục, kết nối người bệnh và gia đình,...

“Các bạn bè quốc tế đến, họ rất là ngạc nhiên là tại sao Việt Nam mình chưa có hệ “social worker”. Họ đánh giá rất cao vai trò của “social worker” trong việc kết nối bệnh viện, bệnh nhân và xã hội. Việt Nam chưa có đâu, Việt Nam là điều dưỡng, tâm lý làm hết, kiêm cả công tác của cán sự xã hội. Các cán bộ bệnh viện mình cũng đi nước ngoài nhiều, cũng biết nhiều về social worker đấy, nhưng mà

không tuyển dụng được, lại bắt những đối tượng khác vào làm: điều dưỡng, các kỹ thuật viên vào làm.”

(Phó giám đốc bệnh viện, nam, 56 tuổi)

Có thể thấy, bản thân lãnh đạo bệnh viện cũng nhận thức rất rõ về sự cần thiết có mặt nhân viên Công tác xã hội trong nhóm cộng tác chuyên môn để hỗ trợ bệnh nhân tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)