Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.6. Tăng cường năng lực (Empowerment)
Tăng cường năng lực vốn là khái niệm rất phổ biến trong công tác xã hội. Đây cũng là khái niệm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng đối với thực hành. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng cường năng lực, trong đề tài này, những khái niệm chính được xem xét gồm:
“Tăng cường năng lực là một quá trình nhằm tăng quyền lực cá nhân, chính trị và cộng đồng của một người nhằm giúp người đó có thể tự hành động để thăng tiến hoàn cảnh sống của mình” (Lorraine Gutierrez, 1990).
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2009): “Tăng cường năng lực là một quá trình để thúc đẩy khả năng của những cá nhân hay nhóm nhằm ra quyết định và biến những quyết định này thành hành động và đầu ra thiết thực. Trọng tâm của quá trình này là hành động mà nó xây dựng cả nguồn lực cá nhân và tập thể, thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng của những chính sách, nội dung mang tính thể chế và tổ chức để có thể đạt được khả năng tận dụng những nguồn lực này.”
Giáo sư Donald M. Linhorst (2006) đã đưa ra định nghĩa về tăng cường năng lực cho bệnh nhân tâm thần như sau: “Tăng cường năng lực là sự tham gia có ý nghĩa của
người bệnh tâm thần trong việc ra quyết định và trong những hoạt động nhằm giúp họ tăng cường sức mạnh, sự kiểm soát hay sự ảnh hưởng đến những lĩnh vực quan trọng trong đời sống của họ.”
Những khái niệm này đều có những khía cạnh phù hợp với nội dung nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu sử dụng những khái niệm này làm hệ quy chiếu. Trong đó, khái niệm của Donald M. Linhorst được sử dụng làm khái niệm chính.