Giai đoạn 2 Tham gia những hoạt động phục hồi chức năng đặc thù chuẩn bị cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 84 - 90)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

3.1. Sự tham gia của bệnh nhân trong các giai đoạn ra quyết định tại mô hình phục

3.1.2. Giai đoạn 2 Tham gia những hoạt động phục hồi chức năng đặc thù chuẩn bị cho

cho quá trình ra quyết định

Một trong những yếu tố then chốt chuẩn bị cho quá trình ra quyết định của người bệnh là người bệnh và gia đình họ cần được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như được tham gia biết thông tin và đưa phản hồi ở càng nhiều công đoạn trong quá trình phục hồi chức năng càng tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh nhân và người nhà của họ cũng được tham gia đầy đủ mọi công đoạn từ khi người bệnh bắt đầu tham gia mô hình.

Thiết lập mục tiêu cho bệnh nhân khi bắt đầu tham gia mô hình phục hồi chức năng

Thực tế cho thấy, việc cung cấp thông tin diễn ra ở các mức độ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Khi được hỏi về sự cung cấp thông tin cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở giai đoạn đầu khi bắt đầu tham gia mô hình phục hồi chức năng về mục đích, mục tiêu của mô hình, những mục tiêu hướng đến với mỗi người bệnh, hầu hết bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trả lời là không. Ở giai đoạn đầu khi mới tham gia mô hình, những thông tin này không được truyền tải tới bệnh nhân và người nhà của họ.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân và gia đình họ được chỉ định mục tiêu hồi phục cụ thể khi tham gia mô hình từ phía cán bộ chuyên môn.

Thật ra cái mục tiêu này thì chỉ có cán bộ của các cô với nhau thôi, chứ người nhà không tham gia. Còn chỉ có cán bộ, bác sĩ này, điều dưỡng này, tâm lý là ngồi với nhau xây dựng ra. Còn quá trình thực tế là có cần phải thay đổi, cần gì mà khó khăn trong quá trình, thuận lợi gì, ta lại bắt đầu lại, họp lại.

(Điều dưỡng trưởng, nữ, 53 tuổi) Ở giai đoạn này, tiếng nói của bệnh nhân và người nhà không được thể hiện. Mặc dù hầu hết bệnh nhân và người nhà tin tưởng và sự thiết lập mục tiêu của cán bộ mô hình nhưng điều này vẫn là một hạn chế về sự tham gia và ra quyết định của người bệnh.

Chưa, chúng tôi chưa được cung cấp thông tin. Mục đích mô hình phục hồi chức năng này thì tôi hiểu nôm na, là để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Những vấn đề khác thì tôi chưa hiểu rõ, bệnh viện cũng chưa nói.

(Em trai bệnh nhân, nam, 27 tuổi) Tuy vậy, điểm tích cực là sau khi bệnh nhân chính thức tham gia vào mô hình, người nhà của họ sẽ được cung cấp thông tin theo nhu cầu: “Tôi được hướng dẫn là bệnh này của nó là bệnh mãn tính, không khỏi hẳn được đâu nhưng dùng thuốc đều là ổn định nên nhà tôi vẫn lấy thuốc đều dù mưa nắng.” (Người nhà bệnh nhân, nữ, 52 tuổi). Thông qua việc đặt câu hỏi và hướng dẫn cách chăm sóc, ứng xử với người bệnh (bao gồm cả thái

độ tôn trọng và không chỉ trích, phản bác quyết định của người bệnh) trong buổi tập huấn người nhà bệnh nhân diễn ra mỗi tháng một lần.

Thỉnh thoảng bệnh viện tổ chức tư vấn từng đợt và mời chúng tôi tới họp. Họ có nói cho chúng tôi cách hỗ trợ điều trị, giúp bệnh nhân phát triển trí nhớ, cho bệnh nhân vận động càng nhiều càng tốt, tập luyện đủ kiểu.

(Người nhà bệnh nhân, nam, 76 tuổi) Thông tin mà người nhà bệnh nhân được hướng dẫn khá đa dạng, từ hướng dẫn chăm sóc thông qua đốc thúc việc uống thuốc đều đặn cho đến hỗ trợ bệnh nhân tập luyện tại nhà, nhưng lại không có giải thích rõ ràng về những mục tiêu xây dựng cho bệnh nhân khi tham gia mô hình phục hồi chức năng.

Các hoạt động hỗ trợ phát triển tư duy cho người bệnh

Ra quyết định là một quá trình tư duy. Do đó, bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn sàng cho những hoạt động tư duy phức tạp để có thể tham gia một cách có ý nghĩa và hiệu quả vào quá trình ra quyết định cho bản thân mình. Trong lý thuyết về tư duy của Platonov, các đặc điểm chính của tư duy được đề cập rõ ràng (K.K.Platonov, 1977) [18, tr. 90-91]:

Tính có vấn đề của tư duy

Tính gián tiếp của tư duy

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

Chúng ta biết rằng, bệnh nhân tâm thần do những ảnh hưởng của bệnh tật, phải chịu đựng những suy giảm chức năng ở nhiều khía cạnh với những mức độ khác nhau. Như vậy, để bệnh nhân có thể tham gia vào quá trình ra quyết định tốt nhất, cán bộ mô hình phục hồi chức năng (cụ thể là cán bộ tâm lý) cần chuẩn bị cho người bệnh tham gia các hoạt động thúc đẩy tư duy trước đó một cách toàn diện.

Bản thân cán bộ tâm lý khi thiết kế hoạt động cũng hiểu và lồng ghép vào thiết kế chương trình những hoạt động khuyến khích phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, liên tưởng,... của người bệnh, giúp họ tư duy tốt hơn.

Làm nhóm thì phát triển ngôn ngữ nhiều nhất. Ví dụ âm nhạc, trước tiên phải nói là về cảm xúc của họ, sự thay đổi cảm xúc của họ. Họ thay đổi cảm xúc của họ đúng không? Giúp họ rèn luyện trí nhớ nữa, và luyện cho họ vận động tinh vì họ uống thuốc rất là nhiều bị cứng hàm cứng lưỡi đúng không? Họ cũng liên tưởng chứ, họ hát những cái bài này thì họ liên tưởng đến một cái gì. Mình có thể nói với họ là khi hát bài này anh nghĩ đến cái gì, đến điều gì. Đấy là khả năng liên tưởng của họ bởi nói ra bằng ngôn ngữ của họ.

(Cán bộ tâm lý, nữ, 43 tuổi) Trong các hoạt động phục hồi chức năng triển khai hàng ngày, mỗi loại trị liệu hướng đến thúc đẩy, tăng cường chức năng, kỹ năng nhất định. Chẳng hạn, những hoạt động như nghe băng nhạc, thảo luận tự do hay trình bày về nhật ký của bản thân về ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã khiến bệnh nhân sử dụng ngôn ngữ và liên tưởng tích cực.

Hộp 3.2. Trích nội dung hoạt động tâm lý nhóm

Bài: Viết nhật ký

1. Mục đích yêu cầu

- Giúp bệnh nhân củng cố thói quen hoàn thành công việc được giao (bài về nhà) - Tạo cho bệnh nhân có tâm thế đi học hơn là đi chữa bệnh, từ đó củng cố niềm tin vào giá trị của bản thân mình

- Củng cố ngôn ngữ viết và nói (trình bày lại bài của mình trước nhóm) - Luyện vận động tinh, giảm tác dụng phụ của thuốc

2. Nội dung

- Bệnh nhân hiểu được tác dụng của việc viết nhật ký hàng ngày - Bệnh nhân liệt kê những công việc mình làm

- Bệnh nhân trình bày trước nhóm

- Có ý thức đóng góp cho bài viết của thành viên trong nhóm 3. Phương pháp

- Bệnh nhân ngồi hình vòng cung hoặc theo hàng

- Người hướng dẫn yêu cầu các thành viên trong nhóm nhận xét và đóng góp ý kiến vào bài viết

Nguồn: Giáo án phục hồi chức năng, Mô hình Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương

Trong hoạt động này, nhiều bệnh nhân đã sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, có những hình ảnh so sánh khi miêu tả. Điều này có tác động rất tích cực đến quá trình tư duy của họ. Nhờ vào bước đệm này mà bệnh nhân có thể tham gia vào các giai đoạn ra quyết định tốt hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu ý là, ngay cả khi những hoạt động được xây dựng và triển khai trong mô hình đã được kiểm chứng và có độ phù hợp cao với đại đa số bệnh nhân, nhưng ý kiến lựa chọn của người bệnh khi tham gia hoạt động rất được coi trọng:

Hộp 3.3. Trích kết quả quan sát hoạt động phục hồi chức năng sáng 01/04/2013

Trong giờ âm nhạc liệu pháp, bệnh nhân nghe băng nhạc và tập hát:

- Bệnh nhân H: Đừng cho em nghe nhạc, em đau đầu, mấy hôm trước em cãi nhau, em sợ nghe nhạc lắm.

- Cán bộ tâm lý: Ừ vậy em có thể ra phòng ngoài nghỉ. Lát nữa tập khí công theo nhạc, em có tập được không? Nếu không thì em có thể nghỉ cho đến hoạt động sau đấy.

- Bệnh nhân H: Có, tập thì em tập được.

- Cán bộ tâm lý: Vậy lát nữa em cùng tập với mọi người, nhìn hình để tập theo nhé. ...

Kết thúc buổi tập:

- Cán bộ tâm lý: Em thấy thế nào? Có mệt không? Có thoải mái không? Nếu không thì em cứ tạm nghỉ rồi tham gia tiếp sau.

- Bệnh nhân H: Vâng em tham gia được.

họ, để người bệnh được quyết định trong một số hoạt động cơ bản. Bản thân người bệnh khi tham gia những hoạt động thúc đẩy tư duy này cũng cảm thấy thích thú và nhận thức được phần nào hiệu quả mà nó mang lại.

Các hoạt động ở đây thì tôi đều thích, thích nhất là phần sinh hoạt cuối cùng, là sinh họat nhóm đấy, vì các hoạt động đấy, trò chơi đấy rèn luyện cho mình phản xạ, tư duy. Có thể thêm một số hoạt động mới hơn nữa, ví dụ như tập thiền ở đây mới là nghe giảng pháp thôi, tôi muốn tập thiền thực sự là ngồi thiền. Khí công, thể dục thì có thể thêm nữa. Trò chơi thì nên cả phần sáng tạo ngôn ngữ và vận động.

(Bênh nhân, nam, 30 tuổi) Không chỉ bệnh nhân mà chính gia đình bệnh nhân cũng cảm nhận được hiệu quả và sự tích cực của các hoạt động này tới sự hồi phục và phát triển, đặc biệt trong tư duy của người bệnh thông qua ngôn ngữ, sự liên tưởng,...

Nói chung hoạt động ở dây rất tốt cho bệnh nhân, phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Họ hàng nó cũng bảo là dạo này nó khác nhiều lắm, biết nói chuyện. Trước nó toàn ngồi một chỗ lẩm bẩm, Bây giờ nó biết cách nói chuyện với mọi người rồi, biết giao tiếp, bớt đờ đẫn, mắt có thần hẳn. Hôm rồi đến nhà họ hàng, nó còn biết hỏi thăm, bắt chuyện với bác nó, với em họ nó cơ, nó thậm chí còn biết hỏi thăm em họ nó là “Dạo này em học hành thế nào?”. Với nó, đấy là tiến bộ vượt bậc đấy, tôi với bác nó cũng ngạc nhiên lắm, không ngờ bây giờ nó còn biết hỏi như thế. Tư duy của nó giờ cũng ổn hơn nhiều. Nó nhớ lắm đấy, xem ti vi nó nhớ nhiều chương trình hơn, còn biết cả mấy từ tiếng anh cơ. Từ bệnh viện về là bây giờ nó biết nói chuyện, biết giao tiếp rồi. Đi về đầu ngõ, nó còn biết cất lời chào hàng xóm “Chào ông lão”, còn biết phân biệt đấy là ông lão cơ đấy.

(Mẹ bệnh nhân, nữ, 52 tuổi) Có thể thấy rằng việc tham gia những hoạt động kích thích sự khôi phục ngôn ngữ, liên tưởng, so sánh,... này là một công đoạn thiết thực, hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng tham gia cao hơn của người bệnh vào một quá trình phức tạp: quá trình tư duy. Nhờ

đó, người bệnh có khả năng tham gia một cách ý nghĩa và hiệu quả vào các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)