Các nguồn tiếp cận mô hình phục hồi chức năng của bệnh nhân và người nhà bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 74 - 75)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

2.2. Đặc điểm của bệnh nhân tâm thần tham gia mô hình phục hồi chức năng

2.2.4. Các nguồn tiếp cận mô hình phục hồi chức năng của bệnh nhân và người nhà bệnh

chấn tâm lý, stress thì việc phục hồi chức năng rất quan trọng, đặc biệt chú ý tới những hoạt động trị liệu nhóm.

2.2.4. Các nguồn tiếp cận mô hình phục hồi chức năng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bệnh nhân

Người bệnh và đặc biệt là gia đình người bệnh biết đến và lựa chọn thăm khám và điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng hầu hết qua người quen giới thiệu. Như vậy, có thể thấy vai trò vốn xã hội và mạng lưới cộng đồng mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh và gia đình họ, cụ thể là trong cung cấp thông tin: “Có người giới thiệu tôi đến và tôi cứ đến điều trị thôi. Mẹ tôi nói có người giới thiệu cho biết nên tôi đồng ý đến.” (Bệnh nhân, nam, 25 tuổi). Các nguồn thông tin này rất đa dạng, có thể do người quen, họ hàng: “Tôi là người phát hiện ra bệnh của nó. Họ hàng tôi giới thiệu tôi đưa nó đến đây.” (Mẹ bệnh nhân, nữ, 52 tuổi), hoặc đôi khi là từ chính bệnh viện mà bệnh nhân đã điều trị trước đó:

Nó điều trị ở Bạch Mai, ngoại trú, thỉnh thoảng tới khám và lấy thuốc nhưng không thuyên chuyển mấy nên thôi, cho tới 2011, tôi chuyển nó tới đây do được bên Bạch Mai giới thiệu là ở đây có phục hồi chức năng.

(Bố bệnh nhân, nam, 76 tuổi) Đối với những bệnh nhân có khả năng nhận thức tốt, họ có hiểu biết nhất định về tình trạng của mình và nắm bắt được những thông tin cần thiết về các nguồn tiếp cận tới mô hình phục hồi chức năng để đăng ký tham gia khi có nhu cầu:

Tôi bị trầm cảm, không hòa nhập được với cộng đồng. Tôi bị đã 30 năm nay rồi, chứ không phải mới bị đâu. Hồi đầu là mẹ tôi đưa tôi đến đây. Khi đó là lúc tôi mới phát bệnh, khoảng năm 1987 – 1988. Bây giờ tôi phát lại, tôi biết rồi nên tôi tự đi. Tôi hiểu bệnh của mình và tự nói với người nhà là tôi phát bệnh rồi, cho tôi đến bệnh viện. (Bệnh nhân, nữ, 63 tuổi)

Một điểm dễ nhận thấy là vai trò của người nhà bệnh nhân trong việc phát hiện và thúc đẩy người bệnh đi thăm khám và điều trị là rất lớn. Hầu hết các phỏng vấn sâu cũng như quan sát tham dự trong mô hình đều cho thấy ảnh hưởng của gia đình người bệnh tới việc tìm hiểu, tiếp cận và đảm bảo duy trì sự tham gia tích cực vào mô hình phục hồi chức năng ở người bệnh.

Không chỉ thế, ở giai đoạn đầu khi tìm hiểu thông tin, lựa chọn và quyết định người bệnh tham gia mô hình phục hồi chức năng, hầu hết vai trò quyết định là do người nhà do bản thân bệnh nhân đang chịu ảnh hưởng của bệnh, không quan tâm hoặc thiếu khả năng tìm hiểu và phân tích thông tin. Như vậy, có thể thấy rằng, tầm quan trọng của người nhà bệnh nhân trong hỗ trợ quá trình trị liệu, phục hồi chức năng là rất lớn. Do đó, mọi hoạt động trong mô hình đều cần có sự gắn kết đặc biệt chặt chẽ với người nhà bệnh nhân để thực sự tạo ra hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)