Phục hồi chức năng, mô hình phục hồi chức năng và tái hòa nhập gia đình và cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 35 - 36)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.2. Phục hồi chức năng, mô hình phục hồi chức năng và tái hòa nhập gia đình và cộng

cộng đồng

Phục hồi chức năngtrong bệnh viện tâm thần là cách gọi ngắn gọn của “Phục hồi chức năng tâm lý xã hội”. Theo tổ chức Y tế thế giới (2009), “Phục hồi chức năng tâm lý xã hội là quá trình, là cơ hội tạo cho người bệnh tâm thần bị thiệt thòi do các di chứng bệnh tật còn sót lại - đạt được mức tối đa các chức năng về sinh hoạt, giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể sống hoà nhập cùng cộng đồng.”

Người bệnh tâm thần sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần tuy nhiên các di chứng của bệnh để lại vẫn còn ảnh hưởng đến tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong của họ dẫn đến họ không tái hoà nhập được với cộng đồng cũng như lao động nghề nghiệp, nội tâm bất hạnh. Bệnh tâm thần đặc biệt là tâm thần phân liệt là một bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính, người bệnh ngày một tách rời, xa lánh xã hội, khó hoà nhập với gia đình và cộng đồng. Xã hội cũng có khuynh hướng mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối sử cho rằng người bệnh tâm thần không còn khả năng giúp ích gì cho gia đình và xã hội.

Chính vì vậy Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần để họ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành y tế và cộng đồng, đem lại hiệu quả thiết thực và thể hiện sự ưu việt, tiến bộ của nhà nước ta.

Mô hình phục hồi chức năng theo Tổ chức Y tế thế giới: Mô hình phục hồi chức năng được áp dụng trong sức khỏe tâm thần như một cách tiếp cận với các rối loạn tâm

thần hay sự phụ thuộc vật chất (và/ hoặc bị dán nhãn như vậy) mà trong đó nó nhấn mạnh và hỗ trợ khả năng hồi phục của mỗi cá nhân. Sự hồi phục được nhìn nhận trong mô hình như một hành trình cá nhân mà nó có thể liên quan tới việc phát triển hi vọng, một nền tảng vững chắc và niềm tin vào bản thân, các mối quan hệ hỗ trợ, sự tăng cường năng lực, sự bao hàm xã hội, các kĩ năng đối phó và các ý nghĩa. [16]

Tái hòa nhập gia đình và cộng đồng đối với bệnh nhân tâm thần là tình trạng “người bệnh khôi phục được quan hệ xã hội bình thường, khôi phục được khả năng lao động và học tập, tham gia tốt các hoạt động xã hội, chú ý chăm sóc bản thân và được cộng đồng chấp nhận, hiểu biết về họ.” [16]

Những khái niệm trên là những khái niệm nền tảng được sử dụng trong thiết kế và triển khai mô hình phục hồi chức năng của Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương. Căn cứ vào những khái niệm này, mô hình phục hồi chức năng được xem xét và đánh giá, cụ thể ở những khía cạnh liên quan đến việc ra quyết định của người bệnh tâm thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)