Những đặc điểm về kết cấu chương trình và các hoạt động chính trong mô hình phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 61 - 65)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

2.1. Khái quát đặc điểm của mô hình phục hồi chức năng

2.1.3. Những đặc điểm về kết cấu chương trình và các hoạt động chính trong mô hình phục

mà hiện nay, vị trí này vẫn chưa được tuyển dụng, do đó, nhiều vai trò của nhân viên Công tác xã hội được đảm nhiệm bởi các cán bộ khác, vừa hạn chế trong hiệu quả thực hiện những vai trò cần thiết của nhân viên Công tác xã hội, vừa tạo ra khối lượng công việc lớn đối với các cán bộ trong mô hình khi họ đôi khi phải đảm nhiệm những nhiệm vụ ngoài chức danh yêu cầu.

2.1.3. Những đặc điểm về kết cấu chương trình và các hoạt động chính trong mô hình phục hồi chức năng phục hồi chức năng

Mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương là một sự tổ hợp của nhiều hợp phần hoạt động, trong đó có những hoạt động dành riêng cho bệnh nhân và những hoạt động dành cho người nhà bệnh nhân để thúc đẩy hiệu quả trị liệu tối ưu.

Hoạt động dành cho bệnh nhân

Khi tham gia vào mô hình phục hồi chức năng, bệnh nhân được hướng dẫn tham gia rất nhiều nhóm hoạt động và những hoạt động cụ thể thường rất đa dạng, phong phú. Trong đó, có những hoạt động cố định hàng ngày (khí công, tập thể dục, thiền,...) có những hoạt động được thay đổi thường xuyên (các hoạt động cụ thể thuộc liệu pháp tâm lý nhóm). Nếu xem xét một chương trình phục hồi chức năng trong một buổi điển hình, chúng ta sẽ thấy kết cấu hoàn chỉnh và khá toàn diện của chương trình:

Bảng 2.1. Theo dõi hoạt động phục hồi chức năng của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng sáng ngày 02/05/2013

Liệu pháp Nội dung

Tâm vận động - Chuyền bóng

- Tập thể dục - Tập khí công

- Trò chơi vận động “ Chanh – chua, ớt – cay”

Thiền Ngồi thiền, xả thiền

Âm nhạc trị liệu Nghe băng nhạc

Lao động liệu pháp Dán bao thuốc, dọn phòng tập

Tâm lý nhóm - Thảo luận tự do

- Trả lời bài tập về nhà “Ghi nhật ký và cảm xúc của mình trong những ngày nghỉ lễ

Tâm lý cá nhân và gia đình Trò chuyện với các bệnh nhân và gia đình

(Nguồn: Phòng phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương)

Đây là kết cấu chương trình phục hồi chức năng áp dụng chung cho hầu hết bệnh nhân trong mô hình. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế và nhu cầu của bệnh nhân, một số bệnh nhân sẽ lựa chọn tham gia hay không tham gia một số hoạt động nhất định. Trong kết cấu này, liệu pháp cũng như trình tự từng liệu pháp trong mỗi buổi trị liệu được kết cấu chặt chẽ và được giữ nguyên ở mọi buổi phục hồi chức năng. Tuy nhiên, hoạt động cụ thể trong từng liệu pháp có sự thay đổi, điều chỉnh hàng ngày. Nhìn chung, hoạt động trong chương trình đa dạng, phong phú. Kết cấu hoạt động này thường mang tính cố định do đã được nghiên cứu và đúc kết trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Qua quan sát thực tế từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013, một số hoạt động hay chủ đề sinh hoạt đội khi lặp lại thường xuyên dễ khiến cho người bệnh nhàm chán (ví dụ như hoạt động nghe đĩa nhạc hàng ngày).

Dưới đây là trích một chủ đề/nội dung cụ thể trong hoạt động tâm lý nhóm và kỹ năng tự lập, để thông qua đó, chúng ta dễ dàng hình dung được cách thức triển khai hoạt động này cho bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng:

Hộp 2.1. Trích nội dung hoạt động tâm lý nhóm và kỹ năng tự lập

Hoạt động tâm lý nhóm và kỹ năng tự lập

Nội dung tâm lý nhóm: Vận dụng động lực nhóm để điều chỉnh hành vi kết hợp với giáo dục nhóm nhằm giúp bệnh nhân giải quyết tình huống, tăng hiểu biết cho bệnh nhân thông qua các buổi thảo luận, tạo tình huống, cung cấp kiến thức v.v….

Nội dung kỹ năng tự lập: Bao gồm huấn luyện kỹ năng tự lập (phục vụ bản thân và gia đình), kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống… thông qua nội dung tâm lý nhóm.

Bài: Giới thiệu, làm quen

1. Mục đích, yêu cầu

- Đánh giá khả năng ghi nhận thông tin cá nhân các thành viên trong nhóm của bệnh nhân

- Phục hồi

- Yêu cầu bệnh nhân phải nhớ được các thông tin cơ bản của các thành viên khác (tên, tuổi, v.v….)

- Rèn luyện kỹ nang giao tiếp: tự tin khi đứng nói trước tập thể, chủ động khi giao tiếp

2. Nội dung

- Giới thiệu các thông tin các nhân (tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, v.v….) của bản thân mình

- Từng thành viên trong nhóm nói lại các thông tin cá nhân của các thành viên trong nhóm

- Những yêu cầu cần thiết khi nói trước tập thể, bình tĩnh, chủ động, ngôn ngữ mạch lạc, rõ rang, không có động tác phụ v.v….

- Bệnh nhân ngồi hình vòng cung - Bệnh nhân làm theo người hướng dẫn

- Từng bệnh nhân nói các thông tin cá nhân của mình

- Các bệnh nhân khác tập trung lắng nghe, ghi nhớ các thông tin của các thành viên 4. Tiêu chuẩn đánh giá

- Bệnh nhân phải nói được thông tin về mình: tên, tuổi, địa chỉ - Bệnh nhân nhớ thông tin các thân của 3 đến 5 bệnh nhân khác

Nguồn: Giáo án phục hồi chức năng, Mô hình Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương

Có thể thấy rằng, hoạt động này được thiết kế để khôi phục khả năng ghi nhớ và tương tác xã hội của bệnh nhân. Mặc dù nội dung hoạt động có vẻ đơn giản dưới góc độ của những cá nhân bình thường trong xã hội, nhưng với những người bị suy giảm chức năng xã hội như bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng, những hoạt động này gần gũi và thiết thực với họ, có tác dụng chuẩn bị tốt hơn cho người bệnh trong quá trình hòa nhập cộng đồng của mình.

Hoạt động dành cho người nhà bệnh nhân

Ngoài hoạt động chính với bệnh nhân, mô hình phục hồi chức năng còn song song triển khai một số hoạt động với gia đình người bệnh. Bệnh viện xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với gia đình các bệnh nhân thông qua Hội người nhà bệnh nhân. Những hoạt động mà bệnh viện thường triển khai với người nhà bệnh nhân về cơ bản gồm có trao đổi thường xuyên giữa bác sĩ – người nhà bệnh nhân và tập huấn người nhà bệnh nhân 1 tháng/lần. Nội dung tập huấn thường đề cập đế những chủ đề mà người nhà bệnh nhân quan tâm như cách theo dõi người bệnh, biết các triệu chứng của bệnh, ghi chép các triệu chứng, báo cáo đều đặn cho bác sỹ điều trị; cách phát hiện các triệu chứng tái phát; cách phát hiện các triệu chứng cấp cứu, nguy hiểm để đưa đi điều trị kịp thời; cách quản lý thuốc và cho uống thuốc, cách quản lý và chăm sóc tại nhà. Ngoài ra còn có dịch vụ tham vấn/tư vấn theo yêu cầu

Qua các hoạt động dành cho người nhà bệnh nhân, họ được các bác sĩ, cán bộ tâm lý giải thích về đặc trưng bệnh của bệnh nhân để người nhà hiểu và thông cảm cho bệnh nhân hơn. Nhờ đó, bệnh nhân ngoài được tham gia mô hình phục hồi chức năng tại bệnh viện còn được sự hỗ trợ từ hệ thống gần gũi và quan trọng nhất với mình là gia đình. Nhờ đó, bệnh nhân được khích lệ, tăng sự tự tin, có môi trường để thực hành những kĩ năng được học tại mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)