Tình trạng bệnh của bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 71 - 74)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

2.2. Đặc điểm của bệnh nhân tâm thần tham gia mô hình phục hồi chức năng

2.2.3. Tình trạng bệnh của bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng

Hiện nay, nhiều bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương đang sử dụng bộ công cụ ICD-10 để phân loại các dạng bệnh tâm thần ở người bệnh. Những dạng bệnh tâm thần trong ICD-10 khá đa dạng và được chia theo từng phổ/nhóm, từ F00 đến F99:

Hộp 2.2. Phân loại bệnh tâm thần trong Chương V-Rối loạn tâm thần và hành vi (F00-F99) của ICD-10

F00-F09: Các rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng F10-F19: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần F20-F29: Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng F30-F39: Rối loạn khí sắc (cảm xúc)

F40-F48: Các rối loạn bệnh tâm thần có liên quan đến Stress và dạng cơ thể

F50-F59: Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể F60-F69: Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên

F70-F79: Chậm phát triển tâm thần

F80-F89: Các rối loạn về phát triển tâm lý

F90-F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

Nguồn: ICD-10 (2005)

Đối với những bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng của Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, những dạng rối loạn tâm thần họ mắc phải rất đa dạng, gồm khá đầy đủ những rối loạn được liệt kê trong Bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10:

Lâm sàng, nữ, 55 tuổi). Những dạng rối loạn thường gặp ở những bệnh nhân thuộc mô hình là trầm cảm, rối loạn cảm xúc, loạn thần, tâm thần phân liệt, động kinh hay các rối loạn do tổn thương não bộ,...

Các bệnh nhân tham gia phục hồi chức năng mắc ở hầu hết các cái dạng tâm thần trong ICD-10. Nhưng các cái thường gặp nhất như các cái tâm thần phân liệt, rồi loạn thần kinh, rồi các cái rối loạn về cảm xúc, rồi các cái liên quan đến stress, rồi các cái rối loạn liên quan đến các bệnh thực tổn nữa. Nói thật ra là dạng nào nó cũng hay gặp.

(Bác sỹ tâm thần, nam, 28 tuổi) Tìm hiểu nguyên nhân những rối loạn tâm thần của những bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng, rất nhiều lý giải chính thức cũng như dự đoán được đưa ra do xác định rõ ràng nguyên nhân của các chứng bệnh tâm thần rất phức tạp và đôi khi không thể khẳng định chắc chắn. Nhìn chung, có thể căn cứ vào hai yếu tố chính để xác định nguyên nhân (Bùi Đức Trình, 2008) là:

(1)Yếu tố dễ mắc bệnh: gồm có các yếu tố về gen (có thể di truyền từ bố mẹ sang con hoặc do quá trình biến đổi gen như các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực,...; các tổn thương của hệ thần kinh trong thời kỳ phát triển, tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sinh; các yếu tố tâm lý, xã hội không thuận lợi tác động vào tâm thần ngay trong thời kỳ thơ ấu hay vị thành niên như mất cha mẹ, mất nhà, tệ nạn xã hội,...

(2)Yếu tố gây bệnh: các stress về cơ thể là các bệnh cơ thể như chấn thương sọ não, bệnh lý mạch máu não, các tổn thương thực thể tại não, u não, viêm não, viêm màng não, nhiễm virus, thay đổi tình dục, nhiễm độc rượu, ma túy, các bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa; các stress về tâm thần như mất người thân, mất bố mẹ, con cái mất đột ngột hoặc mất bạn bè, làm ăn thua lỗ,...

Đối với bệnh nhân tại mô hình phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, do bệnh nhân mắc các dạng bệnh khác nhau, thuộc đủ các dạng trong ICD-10 nên các nguyên nhân gây bệnh cũng được xác định vào từng nhóm bệnh:

Tùy từng loại bệnh mà nó có những nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như với F0 thì nguyên nhân là do thực tổn, chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc các bệnh cơ thể. F1 là do chất độc gây ra nghiện, bản thân cái F1 rối loạn cơ địa chất thì là do chất, do ma túy, do rượu. F2 thì là nguyên nhân nội sinh, tâm thần phân liệt đấy. F3 là trầm cảm cũng là do nội sinh. F4 và F5 là nguyên nhân tâm lý. F6 là nhân cách, F7 chậm phát triển là nguyên nhân cũng là từ trong nội sinh. F8 và F9, F9 cũng là nguyên nhân tâm lý, cái đấy là tâm lý trẻ con. Mỗi cái F nó có một nguyên nhân khác nhau.

(Trưởng khoa Lâm sàng, nữ, 55 tuổi) Có thể thấy rằng, mỗi dạng bệnh thường được xác định theo những nguyên nhân chính tương ứng với dạng bệnh đó, nhưng do bệnh tâm thần là một loại bệnh phức tạp, nên nguyên nhân bệnh thường đa dạng và tổng hòa với nhau, một số bệnh khó xác định được rõ ràng nguyên nhân.

Thì thực ra các cái bệnh tâm thần này thì có rất nhiều bệnh người ta không tìm được nguyên nhân, bởi vì như tâm thần phân liệt thì kể cả bây giờ cái nguyên nhân của nó cũng chưa rõ ràng. Tùy theo từng bệnh một thì cái nguyên nhân của nó nó cũng rất khác nhau. Và ngay kể cả ở trong cùng một bệnh thì cái yếu tố mà nó tác động đến bệnh nó cũng rất là khác nhau. Đấy ví dụ mình nói rằng stress có nguyên nhân từ tâm lý, từ xã hội, từ môi trường, từ nhân cách đúng không? Còn đối với rối loạn cảm xúc tâm thần phân liệt thì nguyên nhân nội sinh nó cũng là một trong số những cái nguyên nhân. Nguyên nhân nội sinh là nguyên nhân chưa biết đấy. Còn các nguyên nhân thực tổn thì nó gặp trong một số bệnh như tăng huyết áp này, đái tháo đường này; rồi thì các bệnh lý về hệ thống não, các cái nguyên nhân mạch máu, teo não sớm...

(Bác sỹ tâm thần, nam, 28 tuổi) Những nguyên nhân chính có thể kể đến đối với các dạng bệnh tâm thần khác nhau là nguyên nhân thực tổn, nguyên nhâ nội sinh, hay do stress từ môi trường bên ngoài,... Ở nhiều bệnh thì những nguyên nhân này kết hợp với nhau. Với những nguyên nhân liên

quan đến yếu tố di truyền, nội sinh, tổn thương thực tổn,... chủ yếu định hướng điều trị bằng thuốc, cùng với đó là phục hồi chức năng nhằm khôi phục những chức năng mà bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng 002 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)