Hiệu quả huy động vốn theo đối tượng huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 69 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ

4.1.2. Hiệu quả huy động vốn theo đối tượng huy động

Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, ta có thể phân tổhuy động vốn theo các tiêu thức như: đối tượng huy động, kỳ hạn huy động. Để thấy được

đối tượng, hình thức huy động vốn nào có hiệu quảcao hơn cùng với mức chi phí

như nhau ta tiến hành phân tích chỉ sốhuy động bình quân của 1 đối tượng khách hàng cụ thể và theo từng kỳ hạn cụ thể (xem bảng 4.6).

Bảng 4.6 cho thấy với 01 mức chi phí huy động vốn như nhau, nguồn vốn tiền gửi của đối tượng khách hàng đều tăng trưởng ổn định và có số dư bình quân tương đối lớn

Xét về đối tượng huy động của chi nhánh qua 3 năm ta thấy nguồn huy

động bình quân tập chung chủ yếu là công ty TNHH, công ty cổ phần, cơ cấu này mang tính ổn định và đều có sự tăng trưởng. Từ năm 2015 -2017, vốn

huy động ngắn hạn bình quân của Công ty TNHH tăng trưởng đều: năm 2015

là 13,8 tỷ đồng, năm 2017 là 19,8 tỷ đồng. Tương tự với khách hàng là công ty cổ phần cũng có sự tăng trưởng đều và ổn định, lần lượt là 8,8 tỷ đồng

Bảng 4.6. Huy động vốn bình quân theo loại hình doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: tỷđồng/doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1. Doanh nghiệp Nhà nước

- VHĐ không kỳ hạn 0,5 0,7 1,0 - VHĐ ngắn hạn 0,7 1,0 1,5 2. Công ty cổ phần - VHĐ không kỳ hạn 0,7 0,8 1,0 - VHĐ ngắn hạn 8,8 10,2 12,6 3. Công ty TNHH - VHĐ không kỳ hạn 1,7 1,9 2,2 - VHĐ ngắn hạn 13,8 16,2 19,8 - VHĐ trung và dài hạn 1,8 2,0 2,3 4. DN tư nhân VHĐ không kỳ hạn 3,5 4,2 6,0

Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ(2017) Xét về thời hạn tiền gửi: các khách hàng tổ chức chỉ tập trung nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn và duy trì 1 lượng nhỏ là không kỳ hạn và trung dài hạn. Cơ cấu này là hợp lý vì tiền gửi của các tổ chức thường nhàn rỗi tạm thời

như: Khấu hao chưa sử dụng đến; Tiền thu bán hàng nhưng chưa mua nguyên vật

liệu, trả lương; Các quỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến. Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ

chức kinh tế có thể gửi số vốn đó vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)