Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất: Để thu hút mạnh mẽ và triệt để hơn nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -
chi nhánh tỉnh Phú Thọ cần mở rộng mạnh mẽ và đa dạng hơn nữa các hình thức huy động vốn linh hoạt, phát triển tài khoản tiền gửi như: tài khoản đa năng, áp dụng chi trả lãi suất lũy tiến cho tài khoản tiền gửi có số dư tăng cao, áp dụng hình thức thấu chi khi khách hàng có nhu cầu vay thanh toán với chính sách lãi suất ưu
đãi. Trên cơ sở Nhà nước có các chính sách và biện pháp vừa mang tính động viên vừa có tính bắt buộc nhằm hạn chế và giảm dần tối đa các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư, tiến tới thu hút các nhu cầu thanh toán, chi trả dịch vụ như
tiền điện nước, cước phí bưu chính, thuế, mua hàng với qui mô lớn cần thanh toán thông qua ngân hàng. Ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích thu hút tiền gửi như
áp dụng lãi suất tiền gửi cá nhân hợp lý, áp dụng thấu chi cho tiền gửi, thực hiện cho vay ưu đãi đối với khách hàng có tiền gửi thường xuyên ổn định tại ngân hàng khi họ có nhu cầu vay tiêu dùng, làm nhà, mua sắm ô tô,...
Thứ hai:Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi
nhánh tỉnh Phú Thọ cần phát triển các dịch vụ ngân hàng, trang bị thêm máy rút tiền tự động mang lại tiện ích cho khách hàng, trên cơ sở khắc phục tính cục bộ
không linh hoạt của việc sử dụng các thẻ ATM hiện nay. Mở rộng các hình thức thanh toán thẻ trong các NHTM Việt Nam là cơ sở để phát triển mạnh mẽ công tác thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, từ đó ngân hàng thu hút
được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn cho kinh doanh.
Thứ ba: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi
nhánh tỉnh Phú Thọ cần chú trọng đến việc hiện đại hóa công nghệ thiết bị ngân hàng thông qua đó để phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ như trả hộ lương cho các doanh nghiệp, thu hộ các khoản thanh toán dịch vụ cho các doanh nghiệp, phát triển dịch vụ ngân hàng tại gia, kết nối mạng thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng, thẻ đa năng, dịch vụ mobile banking, internet banking, home banking,... cùng với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tối ưu, ngân hàng đồng thời sẽ thu hút được một khối lượng tài khoản tiền gửi dân cư, nhờ đó sẽ tăng thêm qui mô nguồn vốn huy động.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Khái quát đặc điểm của tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh miền núi nằm ở Trung Bắc Việt Nam, được tái lập ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10. Phú Thọ là tỉnh tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Đây
chính là yếu tố phát triển và lợi thế cần khai thác.
Phú Thọ có vị trí ở trung tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế: Hải
Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Cách thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu không xa. Với vị trí này, Phú Thọ có thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh, đồng thời có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ,
cung cấp thông tin…với bên ngoài (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.533,4 km2, có 13 huyện, thị, thành (01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện), 277 xã, phường, thị trấn, trong đó có 218 xã, thị trấn miền núi.
Phú Thọ được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều danh lam thắng cảnh, là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Trong đó phải kể đến Đền Hùng, đầm Ao Châu, rừng quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng Thanh Thủy…Với tiềm năng trên Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa dân tộc về với cội nguồn và du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.300 đến 1.935 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vậtnuôi đa dạng (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Tài nguyên du lịch
Phú Thọ trong những năm gần đây đang phát triển mạnh về du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Tỉnh có khu di tích Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ, khu du lịch Đầm Ao
Châu - Hạ Hoà, khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn. Trong 5 năm
2011-2016 doanh thu du lịch tăng bình quân 15,6%/năm (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Tài nguyên khoáng sản
Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quaczít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ m3, pyzít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (47,5% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 167.943,5 ha, trong đó có 58.988,8 ha rừng tự nhiên, 108.954,7 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn m3 gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ,keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy) (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.533,4 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%
(diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày,
thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây côngnghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông
– lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86
nghìn ha.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2 lần), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Dân số
Tính đến 31/12/2016, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.322.652 người, trong đó nữ có 669.288 người, chiếm tỷ lệ 50,6%; nam có 653.364 người, chiếm tỷ lệ 49,4%.
Tổng nguồn lao động năm 2016 là 854,7 nghìn người; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 700 nghìn người, chiếm 81,9% tổng nguồn lao động. Trong đó:
+ Nông, lâm, thủy sản: 448,8 nghìn người, chiếm 64,11% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
+ Công nghiệp, xây dựng: 131,5 nghìn người, chiếm 18,78% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
+ Dịch vụ: 119,7 nghìn người, chiếm 17,1% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
- Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 118,1 nghìn người. Trong đó học phổ thông là 62,3 nghìn người, học chuyên môn nghiệp vụ, nghề nghiệp là 55,8 nghìn người.
- Số lao động trong độ tuổi làm nội trợ và chưa có việc làm là 45,9 nghìn người. Trong đó làm nội trợ 18,2 nghìn người, có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm là 15,3 nghìn người, không có nhu cầu việc làm là
12,4 nghìn người.
Con người Phú Thọ cần cù, chịu khó, dễ hoà đồng và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng lên theo hàng năm. Đây là một lợi thế cho các nhà
đầu tư vào Phú Thọ (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Tình hình kinh tế
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) đạt 12,6%, trong đó: nông lâm nghiệp tăng 6%, công nghiệp - xây dựng tăng 14,3%, dịch vụ tăng 13,6%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 13,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ:
năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 38,8%, dịch vụ 35,6% và nông nghệp 25,6%.
Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2014 -2016 năm đạt 29,9 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 21,4%/năm. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước chiếm 69,7%, vốn dân cư và tư nhân 23,2%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 7,1%. Trong 5 năm đã gia cố nâng cấp 560km đê kết hợp giao thông, nhựa hóa 90% tỉnh lộ, cứng hóa 70% huyện lộ và 30% đường giao thông nông thôn.
Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực. Công tác thu chi ngân
sách được tập trung chỉ đạo, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 2.507 tỷ đồng, tăng 2,61 lần so với năm 2011, bình quân tăng 26,83%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt 12,9%. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng được mở rộng và phát triển. Nguồn vốn tín dụng huy động tăng 30,4%/năm, dư nợ cho vay tăng 22,5%/năm; triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tiền tệ thận trọng vàlinh hoạt (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Khu vực sản xuất vật chất
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp tiếp tục tăng. Tính đến 31/12/2016, toàn tỉnh có 4.850 doanh nghiệp
Khu vực y tế - giáo dục
Phú Thọ có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và khách du lịch. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 bệnh viện, 04 phòng khám đa khoa khu vực, 14 trung tâm y tế, 275 trạm y tế xã, phường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện đã được tăng cường. Năm 2016, số giường bện trên 1 vạn dân tăng 62,4% so với
năm 2011(đạt 35,9 giường bệnh), số bác sỹ trên 1 vạn dân là 7,02
Phú Thọ hiện có 15 cơ sở đào tạo, bao gồm 02 trường đại học, 05 trường cao đẳng, 04 trường cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 trường trung cấp nghề của Trung ương và địa phương thuộc các lĩnh vực:
Công nghiệp, Sư phạm, Kinh tế, Tài chính, Văn hóa - Nghệ thuật, Y tế, Xây dựng, Nông – Lâm nghiệp, Cơ điện,... (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Khu vực Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Phú Thọ hiện đang là thị trường cạnh tranh của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế với nhiều dịch vụ, loại hình và đối tượng tham gia. Bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Nhân thọ, Bảo hiểm Prudential, Bảo hiểm PIJCO, Bảo hiểm Bưu điện... (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2. Một số nét khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ thôn tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Hình 3.1. Trụ sở hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -
Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực
trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân,
nông thôn.
Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào
năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản
vào năm 2002...
Agribank là ngân hàng hàng đầu tư tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai
đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản)
Với những thành tựu đạt được, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và
làm việc. Tổng Bí thư biểu dương những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị quyết 26-NQ/TW theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tếnông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân” (Ngân hàng Nhà nước, 2014).
3.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số: 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, có trụ sở tại: 1674 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là chi nhánh loại 2 thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam, gồm Ngân hàng tỉnh (hội Sở) và 15 chi nhánh loại 3, là các đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với Ngân hàng tỉnh theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài ra còn có 35 phòng giao dịch trực thuộc được bố trí tại các huyện, thành, thị trên địa bàn toàn tỉnh (NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ là đơn vị thành viên Ngân hàng cấp I trong hơn 100 chi nhánh Agribank Việt Nam
Ban Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ có 04 người; Trong đó: 01 Giám đốc phụ trách chung và 3 Phó Giám đốc, mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một số phòng chuyên đề. Hiện nay với 8 phòng nghiệp vụ theo mô hình tổ chức của Agribank Việt Nam. Các phòng chuyên đề có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đóc chỉ đạo điều hành kinh doanh theo đúng định