2.2.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam (Vietcombank)
Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2016, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh,
đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Cụ thể:
- Tập trung vào huy động vốn VND, huy động từdân cư: Duy trì nguồn vốn ngoại tệ, tiếp tục phát huy thế mạnh trong quan hệđối ngoại đểhuy động vốn từ
thịtrường quốc tế.
- Triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, các sản phẩm có tính gối
đầu để duy trì liên tục sốdư tiền gửi từdân cư, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm liên kết, bán chéo, các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay với cam kết gửi tiền đối với tổ chức kinh tế với tôn chỉ “Tạo sự khác biệt”. Tiếp tục triển khai các sản phẩm huy
động vốn trung dài hạn để tranh thủhuy động nguồn vốn dài hạn.
- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và duy trì hiệu quả
các khách hàng tổ có sốdư tiền gửi lớn. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chú trọng khai thác nguồn tiền gửi từ SMEs, giảm sự phụ thuộc vào khách hàng lớn. Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền di chuyển của khách hàng để có thể linh hoạt giữ được nguồn vốn ngoại tệ cũng như VND của khách hàng.
- Tuân thủ các quy định của NHNN về lãi suất. Nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất nội bộ phù hợp để khuyến khích các chi nhánh tăng cường
huy động vốn.
Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt, huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2015 – đây là
mức cao nhất trong 5 năm kế hoạch do Hội đồng quản trị đề ra. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn (Nguyễn Văn Tân, 2015).
2.2.1.2. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Năm 2016, với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà VietinBank phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các
quy định của NHNN, đến 31/12/2016, số dư huy động đạt hơn 460.000 tỷ đồng
tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với kế hoạch đại hội đồng cổ đông. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện. Thị phần nguồn vốn của VietinBank chiếm khoảng 12% nguồn vốn toàn ngành. VietinBank là ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế, VietinBank đã phát hành thành công 250 triệu USD Trái phiếu Quốc tế
(trái phiếu trơn, không có bảo đảm) vào tháng 5/2016, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của VietinBank. Đạt được những kết quảnhư trên là nhờ vào việc thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường đẩy mạnh huy động huy động với tất cả các nguồn vốn, nội tệ
và ngoại tệ, trong nước và quốc tế, đặc biệt chú trọng các nguồn vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức.
- Ban hành các cơ chế, chính sách, sản phẩm kịp thời, điều hành lãi suất phù hợp và sát với tình hình thị trường. Thu hút và khai thác nguồn vốn từ các khách hàng truyền thống có nguồn vốn tiền gửi lớn, các nguồn vốn quốc tế dài hạn để cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn,
ổn định. Nắm rõ đặc thù, diễn biến thị trường của từng địa bàn hoạt động, để chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả(Nguyễn Văn Tân, 2015).
2.2.1.3. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBbank)
Năm 2016 tổng huy động vốn đạt 159.690 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2015, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt 136.654 tỷ đồng, tăng 16% so với 2015 hoàn thành 105% kế hoạch năm 2016. Đạt được kết quả như vậy là do ngay từ đầu năm MBbank chú trọng huy động
vốn bền vững từ dân cư, tích cực trỉển khai các sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng “tiết kiệm tích lũy thông minh”, “tiết kiệm cho con”, “tiết kiệm số”… Quan hệ chặt chẽ các khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, phục vụ đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: tiết kiệm quân nhân, cho vay quân nhân… Tổ chức thành công các chương trình tri ân khách hàng, chương trình hội thảo khách hàng quân đội tại khu vực miền Trung, khu vực miền Nam (Nguyễn Văn Tân, 2015).
Năm 2016, MBbank tiếp tục triển khai chiến lược giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu đứng trong TOP 3 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2020. Qua ba năm triển khai, chiến lược mới đã tạo ra sự chuyển đổi năng lực toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng, đó là:
- Xây dựng, vận hành thành công mô hình quản trị kinh doanh của tập đoàn tài chính (ngân hàng là trung tâm, các công ty bảo hiểm, bất động sản, quản lý tài sản…): Thực hiện thành công giải pháp tái cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, môi trường kết nối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - công ty, tạo năng lực cạnh
tranh chung của tất cả các đơn vị (Nguyễn Văn Tân, 2015).
- Đổi mới, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện mô hình kinh doanh: NH Cộng đồng, NH chuyên nghiệp, NH giao dịch với văn hóa thực thi nhanh, cung cấp dịch vụ tốt nhất hướng đến khách hàng; Cơ chế bán chéo sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị; Xây dựng năng lực kinh doanh cốt lõi; gắn mô hình kinh doanh của MBbank với cổ đông đối tác chiến lược (Viettel).
- Xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội: xây dựng các công cụ, hạ tầng kiểm soát rủi ro chặt chẽ theo Basel II, dự án tăng năng lực QTRR như CRA, quản trị rủi ro hoạt động… Cơ chế quản trị rủi ro nhiều lớp phòng ngừa.
- Đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại,định hướng là ngân hàng hàng đầu ứng dụng CNTT trong: Điều hành kinh doanh; Hỗ trợ quản trị rủi ro; Vận hành, hỗ trợ quản lý (MIS, DWH, Core…). Phát triển hạ tầng công nghệ liên kết Ngân
hàng - Viễn thông, các sản phẩm ngân hàng điện tử...(Nguyễn Văn Tân, 2015). - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự: Năm 2016 nhân sự hợp nhất là 6.128 người tăng gấp 2,5 lần so với năm 2011 (2.435 nhân sự). Giải pháp quản lý nhân sự gắn với đào tạo, quy hoạch, đánh giá, khen thưởng và môi trường văn hóa MBbank đã tạo đội ngũ nhân sự có năng suất lao động cao, chất lượng.
- Phát triển mạng lưới: Với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân, MBbank luôn chú trọng phát triển mạng lưới, kênh phân phối. Năm 2016, MBbank có 208 điểm giao dịch tại 38 tỉnh thành trên cả nước, tăng 119 điểm giao dịch (tăng gấp 2 lần) so với 2011. Phát triển các kênh phân phối qua các chuỗi đại lý, kênh Viettel… (Nguyễn Văn Tân, 2015).
- Nâng cao chất lượng toàn diện: MBbank không ngừng nỗ lực xây dựng các giải pháp để kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt của một ngân hàng hàng đầu. Chất lượng dịch vụ tại MBbank luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cải tiến quy trình nội bộ, thường xuyên đo lường và kiểm soát bằng các công cụ ISO, SLA, LSS, xây dựng văn hóa cung cấp dịch vụ hướng tới khách hàng (Nguyễn Văn Tân, 2015).
2.2.1.4. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABbank)
Trong năm 2016, ABbank đã triển khai các gói ưu đãi vè lãi suất cho vay, như: “Ưu đãi cả năm – Thỏa sức tận hưởng”, “Ưu đãi cho vay – Cơ hội trong tầm tay”, “Vui ưu đãi dài – Mừng lãi suất giảm” và “Đầy ưu đãi – Đủ niềm vui”… với tổng hạn mức các gói ưu đãi trong năm 2016 lến đến 4.380 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ nguồn vốn chi phí thấp từ ngắn hạn cho đến trung, dài hạn để thu hút khách hàng mới và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng hiện hữu.
Trước tình trạng huy động liên tục giảm của thị trường Việt Nam trong năm
2016, ABbank đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động khá linh hoạt, vừa đảm bảo đáp ứng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, vừa cân đối được nguồn vốn trung dạihạn để phục vụ cho vay (Nguyễn Văn Tân, 2015).
Cùng với đó, ABbank cũng kịp thời đưa ra những chương trình ưu đãi cho khách hàng gửi tiết kiệm như “Quà tặng tháng 3”, “Quà tặng mừng sinh nhật”,
“Hân hoan ngàn quà tặng - Phấn khởi đón lộc xuân” để tri ân khách hàng trong các dịp lễ, đồng thời tranh thủ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng cá nhân qua
đó giúp gia tăng quy mô và tổng tài sản của ABbank (Nguyễn Văn Tân, 2015).