Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 64 - 66)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) (tỷđồng) (%) (tỷđồng) (%) (tỷđồng) (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng VHĐ 1.369,20 100,00 1.596,50 100,00 1.871,30 100,00 116,60 117,21 VHĐ không kỳ hạn 517,56 37,80 587,51 36,80 447,24 23,90 113,52 76,12 VHĐ ngắn hạn (dưới 12 tháng) 606,56 44,30 720,02 45,10 935,65 50,00 118,71 129,95 VHĐ trung và dài hạn (trên 12 tháng) 245,09 17,90 288,97 18,10 488,41 26,10 117,90 169,02

Trong giai đoạn năm 2015 – 2017, cho thấy vốn huy động không kỳ hạn

qua 3 năm chiếm tỷ trọng khá thấp. Việc chiếm tỷ trọng như vậy do, một phần loại tiền gửi này có tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này thường không cao, mặt khác khách hàng sử dụng hình thức này mục đích

chính là thực hiện các giao dịch thanh toán. Mục đích của họ không phải để nhận

lãi mà là để hưởng các dịch vụ ngân hàng cung cấp như dịch vụ thanh toán, thu chi hộ… Tuy nhiên nguồn vốn này trong giai đoạn 2015 – 2017 tăng khá ổn

định, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn. Xu

hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… gửi tiền vào để thực hiện thanh toán tiền lương cho công

nhân viên, thanh toán tiền hàng hóa hoặc cung cấp một số dịch vụthanh toán như

séc, ủy nhiệm chi, dịch vụ rút tiền tự động… Một lý do khác của việc tăng lên

này cũng do số ít cá nhân chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, chỉ mong muốn nhận một sốlãi nào đó với lượng tiền còn nhàn rỗi. Vì đây là loại tiền gửi không kỳ hạn vì không có kỳ hạn xác định nên khách hàng có thể rút ra bất cứ

lúc nào mà không cần phải báo trước thời hạn và khối lượng. Tiền gửi không kỳ

hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể

dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể huy động, Chi nhánh khó khăn

trong việc chuyển đổi kỳ hạn, cũng như không linh hoạt trong việc cho vay. Tuy

nhiên đối với nguồn tiền này thì ngân hàng chỉ phải trả lãi rất thấp.

Vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng qua 3 năm luôn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao do tính chất phù hợp thời gian và thuận lợi của nó với khách hàng. Khách hàng có thể gửi theo nhiều kỳ hạn từ 01 tuần đến 36 tháng. Trong đó lượng tiền gửi từ 6 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cho Chi

nhánh. Đạt được kết quả này một phần do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trên 12 tháng (trung và dài hạn) vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn và

cũng không thể dựđoán trước sự biến động của lãi suất nên phần lớn khách hàng gửi theo hình thức ngắn hạn. Việc huy động vốn ngắn hạn dưới 12 tháng với tỷ

trọng cao có thể giúp ngân hàng chủđộng hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn, ngân hàng cũng chỉ phải trả lãi ở mức thấp, nhưng đồng nghĩa

với việc vốn cho vay ở quy mô hạn hẹp hơn, lợi nhuận thu về ít, nhu cầu cho vay dài hạn khó linh hoạt và cũng có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn dưới 12 tháng kém ổn định so với nguồn vốn trung và dài hạn.

Ngoài hai nguồn vốn kể trên phải kể đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn

huy động nhưng cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Về phía Chi

nhánh chưa có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền trung và dài hạn nên cơ cấu nguồn vốn này chưa cao.Một cơ cấu huy động như vậy là

chưa được phù hợp và thiếu tính ổn định. Tuy nhiên giai đoạn 2015 - 2017 vẫn có sự biến động tăng giảm thất thường, nguyên nhân của việc giảm do việc lãi suất huy động vốn liên tục giảm dẫn đến nhiều khách hàng tiền gửi đã chuyển

sang kênh đầu tư khác. Một số không nhỏ khách hàng đầu tư tiền gửi theo các

đợt huy động có khuyến mãi, dẫn đến nguồn vốn huy động trên 12 tháng có sự

biến động như vậy. Do vậy, nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời sự biến động của nguồn vốn này làm cho nguồn vốn huy động không có sựổn định lâu dài.

Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động

Trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh phân theo các hình thức huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động. Qua 3 năm, nguồn huy động này luôn chiếm ưu thế với tỷ trọng trên 50% và là nguồn quan trọng nhất của chi nhánh bởi tính ổn định và hiệu quả huy

động. Còn lại chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Cơ cấu nguồn huy động vốn được phản ánh qua bảng 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)