Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 29 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cở cở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

2.1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể dựa vào việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, phân tích cơ hội thách thức đồng thời dự đoán được sự biến động của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, cơ cấu, tính chất của nguồn vốn, tỷ lệ các loại nguồn vốn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn, phù hợp các nguồn vốn được khai thác một cách tối ưu thì công tác huy động vốn sẽ đạt hiệu quả cao.Chiến lược kinh doanh

của ngân hàng, gồm:

- Hình thức huy động vốn

Mạng lưới huy động và hình thức huy động càng phong phú, đa dạng thì kết quả huy động vốn sẽ được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Thông thường muốn mở rộng quy mô, tăng cường phát triển nguồn vốn ngân hàng không

thể bỏ qua yếu tố mở rộng mạng lưới hoạt động. Ngoài việc có các hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú nếu như các ngân hàng có một mạng lưới huy động vốn rộng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Với một mạng lưới hoạt động rộng khắp, tiếp cận với mọi tầng lớp dân cư sẽ tạo ra những thuận tiện cho người gửi tiền, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau trong xã hội, nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.Người dân có thể nhận biết nhiều hơn, rõ ràng hơn về các dịch vụ của ngân hàng và những tiện ích khi gửi tiền vào ngân hàng. Do đó chi phí huy động vốn thấp hơn, mất ít thời gian để huy động số vốn cần thiết hơn, hiệu quả huy động vốn đạt được sẽ cao hơn (Nguyễn Duệ, 2015).

Các hình thức huy động vốn càng đa dạng, phong phú thì số lượng vốn huy động sẽ nhiều hơn và chi phí huy động có xu hướng giảm. Hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý dân cư và yêu cầu sử dụng

sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn làm tăng hiệu quả huy động vốn. Hình thức huy động vốn đa dạng và linh hoạt sẽ tạo ra cơ cấu vốn với nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư đa dạng của khách hàng,

mở rộng danh mục khách hàng mục tiêu và càng có thể phân tán rủi ro. Bên cạnh

các hình thức huy độngvốn, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cung cấp cùng cần đa dạng hóa để tăng cường khả năng thu hút vốn (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

- Chính sách lãi suất

Lãi suất là nhân tố quan trọng quyết định khả năng thu hút vốn của ngân

hàng. Một chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh hợp lý và kịp thời sẽ tăng tính hấp dẫn của sản phẩm huy động và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng (Nguyễn Duệ, 2015).

Lãi suất huy động ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc tổ chức kinh tế

nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Mục đích chủ yếu của người gửi tiền hầu hết là giá trị tăng thêm của tiền sau một thời gian. Ngày nay, có rất nhiều sự lựa chọn cho mọi người vì thế họ sẽ ưu tiên cho yếu tố lãi suất cao nếu như các ngân

hàng có cùng các hệ số an toàn cũng nhưcác tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Trong tình trạng khan hiếm vốn thì lãi suất cạnh tranh là công cụ hữu hiệu để ngân hàng huy động vốn (Nguyễn Duệ, 2015).

Để có được hiệu quả trong hoạt động huy động vốn NHTM cần có chính sách lãi suất hợp lý, đa dạng hóa các dịch vụ hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ xử lý các nghiệp vụ. Ngân hàng phải luôn quan tâm lãi suất của các

Ngân hàng khác và chính sách lãi suất của Nhà nước (Nguyễn Duệ, 2015).

- Chiến lược marketing ngân hàng

Chính sách marketing có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Hoạt động Marketing ngân hàng sẽgiúp quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng đối với khách hàng, mở rộng quan hệ, thu hút khách hàng. Ngân hàng nên tạo các bảng niêm yết đầy

đủ, công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo thuận tiện cho khách hàng về thông tin, thủ tục khi gửi tiền. Hoạt động Marketing tạo uy tín ấn tượng tốt cho khách hàng thu hút khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng tốt hơn (Nguyễn Minh Kiều, 2012).

Những hoạt động khuyến mại giúp đẩy mạnh hơn việc thu hút vốn vào ngân hàng. Các hình thức khuyến mại đa dạng sẽ tạo thêm cho khách hàng cơ hội

thu được lợi nhuận cao hơn, tác động tâm lý của người gửi tiền, thể hiện hình ảnh của Ngân hàng. Các chương trình khuyến mãi cần đi kèm với quảng bá để người dân biết đến lợi ích khi giao dịch với ngân hàng.

Chính sách marketing không tốt sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả họat động huy động vốn của ngân hàng nói riêng. Hiện nay các ngân hàng đang tích cực quảng bá hình ảnh, các sản phẩm dịch vụ của mình qua nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo truyền hình, báo chí, tài trợ các chương trình... (Nguyễn Minh Kiều, 2012).

- Công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngân hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng. Cơ sở vật chất của ngân hàng

khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo lòng tin cho khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là điều kiện tốt để ngân hàng khai thác và phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa hoạt độngkinh doanh. Hệ

thống công nghệ thông tin của ngân hàng ngoài việc đáp ứng nhu cầu phục vụ nhanh chóng, thuận tiện còn phải đáp ứng được yêu cầu bảo mật, truyền tải dữ liệu chính xác. Thực tế khách hàng sẽ tin tưởng và yên tâm hơn khi gửi tiền ở một ngân

hàng có trình độ công nghệ cao và hiện đại. Và khi khách hàng đã thực sự yên tâm gửi tiền thì ngân hàng sẽ gặp thuận lợi trong công tác huy động vốn. Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thường xuyên đầu tư, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu phát triển và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

- Năng lực, trình độ cán bộ và thái độ phục vụ

Đội ngũ nhân viên, đặc biệt là những nhân viên giao dịch là những người tiếp xúc chính với khách hàng đến giao dịch. Vì vậy, nếu trình độ nhân viên cao, thái độ tiếp xúc với khách hàng niềm nở ân cần sẽ tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, làm hài lòng khách hàng đến gửi tiền, từ đó có thể thu hút thêm nhiều

khách hàng. Ngược lại, nếu đội ngũ nhân viên không gây được thiện cảm với khác hàng đến giao dịch, không tạo được ấn tượng với khách hàng về “văn hóa giao dịch” thì sẽ gây ra sự không hài lòng với khách hàng, ảnh hưởng đến lượng khách hàng của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

Các chính sách marketing, cũng như các kế hoạch, biện pháp thu hút lượng tiền gửi do ngân hàng hoạch định được thực hiện đều bởi đội ngũ nhân

viên; do vậy, trình độ của nhân viên ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn của ngân hàng có thành công hay không (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

- Uy tín của ngân hàng

Ngân hàng kinh doanh dựa vào uy tín là rất lớn. Uy tín có vai trò rất lớn trong hoạt động huy động vốn, uy tín càng cao thì sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng càng lớn, hiệu quả huy động vốn tăng lên. Uy tín thể hiện qua quá trình hoạt động, quy mô vốn, trình độ cán bộ ngân hàng, giá trị thương hiệu, kết quả kinh doanh (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

Uy tín là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh, tạo lòng tin đối với khách hàng. Khách hàng thường lựa chọn ngân hàng có uy tín để gửi tiền. Để thu hút được các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì các ngân hàng cần chú trọng giữ gìn chữ tín, niềm tin đối với các khách hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

Ngoài mục tiêu lợi nhuận các khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng còn muốn đảm bảo an toàn cho tài sản của họ vì vậy uy tín của ngân hàng là rất quan trọng. Uy tín còn giúp ngân hàng có thể giảm chi phí huy động vốn vì khi người gửi tiền tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng thì cho dù lãi suất có thấp hơn một chút so với các ngân hàng khác nhưng công tác huy động vốn vẫn đạt hiệu quả cao và khối lượng huy động vốn lớn. Những người có tiền vẫn chọn ngân

hàng để gửi mà không tìm đến ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, vì họ tin gửi tại ngân hàng này tiền của họ sẽ tuyệt đối an toàn (Nguyễn Duệ, 2015).

2.1.5.2. Các nhân tố khách quan

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của

NHTM. Có rất nhiều bộ luật mà một ngân hàng phải chấp hành. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, pháp lệnh của Ngân hàng nhà nước, các nghị định, thông tư của Chính phủ… Những luật này

quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kì phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với khách hàng.

Có những bộ luật tác động gián tiếp như luật đầu tư nước ngoài. Khi các bộ luật có sự thay đối, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng có sự thay đổi nhất định để thích nghi với môi trường mới. Bên cạnh đó các chính sách kinh tế của chính phủ cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng. Khi đưa ra một chính sách tiền tệ thắt chặt với mục đich kìm hãm nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và giảm lạm phát, chính phủ có thể khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng “khát vốn”. Lãi suất cơ bản tăng cao, mức cung tiền giảm xuống làm tăng lãi suất huy động, ảnh hưởng đến quy mô vốn huy động và hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010).

Ngoài ra, các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn, các

văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành khác ban hành cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn của NHTM.

- Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Hoạt động huy

tế, thu nhập người lao động, tình trạng thất nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế… tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển ổn định, thu nhập của người dân cao, tích lũy lớn các

ngân hàng có thể thu hút được nguồn tiền gửi lớn trong dân cư. Số vốn huy động được dồi dào thì cơ hội đầu tư cũng được mở rộng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, kinh tế bất ổn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, quy mô sản xuất bị thu hẹp, thu nhập của người dân giảm sút, việc thu hút tiền gửi vào ngân hàng cũng bị thu hẹp

theo (Nguyễn Duệ, 2015).

Lạm phát là một nhân tố quan trọng tác động đến niềm tin của công chúng. Khi lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa không thay đổi làm lãi suất thực giảm xuống, người dân sẽ quay sang nắm giữ các tài sản tài chính có tính ổn định cao thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của các ngân

hàng sẽ gặp khó khăn (Nguyễn Duệ, 2015).

Tình hình chính trị quốc gia có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, trong đó có hoạt động ngân hàng. Môi trường chính trị bất ổn, niềm tin của người dân đối với chính phủ, với nền kinh tế bị giảm sút sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng (Nguyễn Duệ, 2015).

- Môi trường văn hóa

Môi trường văn hóa như tập quán, tâm lý, thói quentrong việc sử dụng tiền mặt cũng như quyết định của dân cư về tiêu dùng và tiết kiệm ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, đó còn là tâm lý mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, tài sản tài chính. Tùy theo đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà hay gửi tiền vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác. Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng số tiền nhàn dỗi dưới hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Còn khi người

dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do đó cơhội huy động vốn cũng tăng lên (Nguyễn Duệ, 2015).

Bên cạnh đó quy mô, chất lượng đời sống của người dân cũng là yếu tố quan trọng trong xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động, mỗi ngân hàng thương mại phải chia sẻ thị

phần của mình không chỉ với các đối thủ bên ngoài mà còn trong chính hệ thống của Ngân hàng đó. Sự canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thị phần của các ngân hàng bị chia sẻ, các ngân hàng sẽ huy động vốn khó khăn hơn. Sự chia sẻ về nguồn lực vốn sẽ là một cản trở lớn trong việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Trong quá trình cạnh tranh, các ngân hàng cần cóchiến lược kinh doanh phù hợp. Để chiến thắng đối thủ của mình, ngân hàng phải bỏ

thêm nhiều chi phí như chi phí marketing để xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ và thái độ nhân viên…bên cạnh đó cũng phải đa dạng các loại hình dịch vụ, tăng lãi suất huy

động trong giới hạn cho phép để thu hút thêm khách hàng. Cạnh tranh vừa là thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển cá hoạt động ngân hàng

trong đó có hoạt động huy động vốn (Trần Thị Diệu Hằng, 2014).

- Tâm lý, tập quán của khách hàng

Môi trường văn hoá như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của khách hàng ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của các tổ chức, cá nhân, các doanh

nghiệp về tiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các TCTD hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, động sản, chứng khoán. Những quyết định trên của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến

cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nếu khách hàng tin tưởng vào độ an toàn của ngân hàng thì nguồn tiền vào, ra của ngân hàng ngày càng ổn định, uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng được nâng cao, càng tạo điều kiện cho ngân hàng huy động vốn tốt hơn. Thói quen của khách hàng quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)