Phần 1 Mở đầu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trọng tâm… của ngân hàng trong giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu thống kê của các diễn đàn, thông tin báo chí trên các website
điện tử.
- Số liệu sơ cấp trong luận văn này tôi sử dụng phương pháp điều tra khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, gửi mail thông qua mẫu phiếu điều tra được phát ra. Đây là thông tin quan trọng giúp cho việc tìm hiểu vấn đềhuy động vốn của ngân hàng có căn cứ thực tế.
Việc thu thập số liệu mới bằng điều tra đại diện khách hàng dân cư và
tỉnh Phú Thọ để đưa vào mô hình nghiên cứu. Các bước điều tra bao gồm:
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng, phạm vi điều tra
Điều tra khách hàng dân cư, khách hàng tổ chức kinh tế sử dụng sản phẩm huy động của ngân hàng. Phạm vi điều tra là những khách hàng đã đang
và sẽ sử dụng dịch vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Thông qua mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn, thực hiện khảo sát, phỏng vấn khách hàng ngẫu nhiên khi đến giao dịch và sử dụng sản phẩm của
ngân hàng để nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác huy động vốn tại Chi nhánh.
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng cho khách hàng dân cư, nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu về cá nhân khách hàng, những thông tin về ý kiến đánh giá của họ về sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ cũng như chế độ chăm sóc khách hàng, hay mức độ hài lòng của
khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng. Những thông tin này được thể
hiện cụ thể qua những câu hỏi cụ thể sao cho khách hàng trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Bước 3: Tiến hành khảo sát thử
Chọn 15 đơn vị mẫu để tiến hành điều tra thử để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. Chỉnh sửa phiếu điều tra khi phát hiện có sai sót.
Bước 4: Sau khi điều chỉnh phiếu điều tra chính thức được sử dụng để
phỏng vấn.
Việc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp hoặc gửi mail cho các khách hàng.
Bước 5:Thu thập, tổng hợp phiếu điều tra
Khách hàng được điều tra khảo sát phần lớn là khách hàng có sử dụng dịch vụ huy động vốn tại các ngân hàng khác cũng như chi nhánh khác của NHNN&PTNT tỉnh Phú Thọ. Phiếu phát ra tập trung khách hàng quan trọng, tiềm năng và khách hàng thân thiết là chủ yếu. Vì đây là khách hàng có số dư
tiền gửi lớn tại Chi nhánh, là khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho Chi
nhánh. Điều này sẽ giúp việc khảo sát được khách quan phản ánh chính xác ý kiến của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh
Bảng 3.2 Kết quả phát phiếu khảo sát
Đơn vịtính: phiếu
Khách hàng Số phiếu phát ra Số phiếu hợp lệ
Tổng 120 110
Cá nhân 95 90
Doanh nghiệp 25 20
3.2.2. Xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu thu vềđược bằng phần mềm Excel
3.2.3. Phương pháp phân tích
- Thống kê mô tả: thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu thu thập
được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp
mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt (mô tả kỳ hạn
huy động vốn, loại hình huy động dài hạn hay ngắn hạn, đối tượng huy động là cá nhân hay tổ chức kinh tế...)
- Thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ, huy động vốn ở các kỳ hạn khác nhau bao gồm: KKH, ngắn hạn và trung dài hạn, thu nhập và chi phí ở các thời điểm, thời kì khác nhau để thấy sự thay đổi và mức độđạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích. So sánh mức lãi suất huy động của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ với các
ngân hàng khác trên địa bàn.
- Phân tích hiệu quả: phân tích, đánh giá hiệu quảhuy động vốn của ngân hàng là một phương pháp dựa trên quy trình phân tích, đánh giá hiệu quả huy
động vốn theo đối tượng huy động, chi phí huy động,... Phương pháp này cho phép chúng ta phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn không chỉ đơn thuần về mặt lợi nhuận tài chính như phương pháp truyền thống mà còn giúp chúng ta
phân tích, đánh giá những giá trị lợi ích vô hình khác có thể mang lại.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng huy động vốn
- Tốc độ phát triển doanh số (%)
Tốc độ phát triển (%) =
(Doanh sốnăm nay - Doanh sốnăm trước)
x 100
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số huy động vốn qua
các năm để đánh giá khả năng huy động, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Công tác huy động vốn không thể không có hiệu quả khi mà nguồn vốn
huy động lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân
hàng hay không đáp ứng được yêu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh. Mặt khác, vốn huy động đó cũng cần phải ổn định về mặt thời gian vì nếu tốc độtăng trưởng qua các năm không ổn định sẽảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
- Tỷ lệ huy động vốn từ các nguồn
Cơ cấu nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân
hàng. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn, người ta thường xét tỷ lệ vốn huy động từ
các nguồn trên tổng vốn huy động. Đây là việc làm cần thiết khi ngân hàng xem xét hiệu quả huy động vốn, bởi vì, kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của từng nguồn vốn cụ thể sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệnày được thể hiện qua công thức:
Tỷ lệ huy độngtừ
các nguồn =
Lượng vốnhuy động từ nguồn cụ thể
x 100
Tổng vốn huy động
Việc huy động, điều chỉnh tỷ lệ này sẽ do nhu cầu sử dụng vốn thực tế của từng nguồn cụ thể. Cơ cấu nguồn vốn là hợp lý khi cơ cấu đó phù hợp với kế
hoạch sử dụng vốn, và có chi phí huy động thấp.
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn
- Cơ cấu vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khảnăng tự chủ của ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt, càng chứng tỏ ngân hàng đang phải trang trải quá nhiều chi phí để huy động vốn. Chỉ tiêu này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổngnguồn vốn
- Hệ số sử dụng vốn
Tổng dư nợ
Hệ số sử dụng vốn = ––––––––––––––––––––– Tổng nguồn vốn huy động
Thông qua chỉ số hệ số sử dụng vốn huy động dùng cho vay, ta sẽ xem xét
được tính cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh. Từđó
cho biết tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có theo kịp tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn hay không.
Tại điều 21 thông tư số 36/2014/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 20/11/2014 về việc Quy định tỷ lệdư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tại ngân hàng TMCP là 80%. Như vậy hệ số sử dụng vốn tại ngân hàng
TMCP đạt 80% là hợp lý nhất.
- Tỷ suất chi phí trả lãi tiền gửi bình quân
Chi phí trả lãitiền gửi
Tỷ suất chi phí lãi bình quân = ––––––––––––––––––––– x 100 Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết chi phí để huy động được 1 đồng vốn, chỉ tiêu này càng nhỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao, và ngược lại. Từ chỉ tiêu này giúp cho ngân hàng sẽđưa ra những biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy
động đồng thời giảm tỷ suất chi phí lãi bình quân một cách tối đa để đạt đến cái
đích các ngân hàng nhằm đến.
- Sự hài lòng của khách hàng
Chỉ tiêu này phản ánh sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ nói riêng và của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung thông qua các bảng đánh giá các chỉ tiêu của khách hàng.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng
- Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng
- Năng lực, trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên
- Quy trình, thời gian giao dịchcủa ngân hàng