Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 36)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại

2.2.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam (Vietcombank)

Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2016, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh,

đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Cụ thể:

- Tập trung vào huy động vốn VND, huy động từdân cư: Duy trì nguồn vốn ngoại tệ, tiếp tục phát huy thế mạnh trong quan hệđối ngoại đểhuy động vốn từ

thịtrường quốc tế.

- Triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, các sản phẩm có tính gối

đầu để duy trì liên tục sốdư tiền gửi từdân cư, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm liên kết, bán chéo, các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay với cam kết gửi tiền đối với tổ chức kinh tế với tôn chỉ “Tạo sự khác biệt”. Tiếp tục triển khai các sản phẩm huy

động vốn trung dài hạn để tranh thủhuy động nguồn vốn dài hạn.

- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và duy trì hiệu quả

các khách hàng tổ có sốdư tiền gửi lớn. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chú trọng khai thác nguồn tiền gửi từ SMEs, giảm sự phụ thuộc vào khách hàng lớn. Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền di chuyển của khách hàng để có thể linh hoạt giữ được nguồn vốn ngoại tệ cũng như VND của khách hàng.

- Tuân thủ các quy định của NHNN về lãi suất. Nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất nội bộ phù hợp để khuyến khích các chi nhánh tăng cường

huy động vốn.

Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt, huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2015 – đây là

mức cao nhất trong 5 năm kế hoạch do Hội đồng quản trị đề ra. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn (Nguyễn Văn Tân, 2015).

2.2.1.2. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Năm 2016, với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà VietinBank phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các

quy định của NHNN, đến 31/12/2016, số dư huy động đạt hơn 460.000 tỷ đồng

tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với kế hoạch đại hội đồng cổ đông. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện. Thị phần nguồn vốn của VietinBank chiếm khoảng 12% nguồn vốn toàn ngành. VietinBank là ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế, VietinBank đã phát hành thành công 250 triệu USD Trái phiếu Quốc tế

(trái phiếu trơn, không có bảo đảm) vào tháng 5/2016, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của VietinBank. Đạt được những kết quảnhư trên là nhờ vào việc thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường đẩy mạnh huy động huy động với tất cả các nguồn vốn, nội tệ

và ngoại tệ, trong nước và quốc tế, đặc biệt chú trọng các nguồn vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức.

- Ban hành các cơ chế, chính sách, sản phẩm kịp thời, điều hành lãi suất phù hợp và sát với tình hình thị trường. Thu hút và khai thác nguồn vốn từ các khách hàng truyền thống có nguồn vốn tiền gửi lớn, các nguồn vốn quốc tế dài hạn để cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn,

ổn định. Nắm rõ đặc thù, diễn biến thị trường của từng địa bàn hoạt động, để chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả(Nguyễn Văn Tân, 2015).

2.2.1.3. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBbank)

Năm 2016 tổng huy động vốn đạt 159.690 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2015, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt 136.654 tỷ đồng, tăng 16% so với 2015 hoàn thành 105% kế hoạch năm 2016. Đạt được kết quả như vậy là do ngay từ đầu năm MBbank chú trọng huy động

vốn bền vững từ dân cư, tích cực trỉển khai các sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng “tiết kiệm tích lũy thông minh”, “tiết kiệm cho con”, “tiết kiệm số”… Quan hệ chặt chẽ các khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, phục vụ đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: tiết kiệm quân nhân, cho vay quân nhân… Tổ chức thành công các chương trình tri ân khách hàng, chương trình hội thảo khách hàng quân đội tại khu vực miền Trung, khu vực miền Nam (Nguyễn Văn Tân, 2015).

Năm 2016, MBbank tiếp tục triển khai chiến lược giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu đứng trong TOP 3 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2020. Qua ba năm triển khai, chiến lược mới đã tạo ra sự chuyển đổi năng lực toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng, đó là:

- Xây dựng, vận hành thành công mô hình quản trị kinh doanh của tập đoàn tài chính (ngân hàng là trung tâm, các công ty bảo hiểm, bất động sản, quản lý tài sản…): Thực hiện thành công giải pháp tái cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, môi trường kết nối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - công ty, tạo năng lực cạnh

tranh chung của tất cả các đơn vị (Nguyễn Văn Tân, 2015).

- Đổi mới, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện mô hình kinh doanh: NH Cộng đồng, NH chuyên nghiệp, NH giao dịch với văn hóa thực thi nhanh, cung cấp dịch vụ tốt nhất hướng đến khách hàng; Cơ chế bán chéo sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị; Xây dựng năng lực kinh doanh cốt lõi; gắn mô hình kinh doanh của MBbank với cổ đông đối tác chiến lược (Viettel).

- Xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội: xây dựng các công cụ, hạ tầng kiểm soát rủi ro chặt chẽ theo Basel II, dự án tăng năng lực QTRR như CRA, quản trị rủi ro hoạt động… Cơ chế quản trị rủi ro nhiều lớp phòng ngừa.

- Đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại,định hướng là ngân hàng hàng đầu ứng dụng CNTT trong: Điều hành kinh doanh; Hỗ trợ quản trị rủi ro; Vận hành, hỗ trợ quản lý (MIS, DWH, Core…). Phát triển hạ tầng công nghệ liên kết Ngân

hàng - Viễn thông, các sản phẩm ngân hàng điện tử...(Nguyễn Văn Tân, 2015). - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự: Năm 2016 nhân sự hợp nhất là 6.128 người tăng gấp 2,5 lần so với năm 2011 (2.435 nhân sự). Giải pháp quản lý nhân sự gắn với đào tạo, quy hoạch, đánh giá, khen thưởng và môi trường văn hóa MBbank đã tạo đội ngũ nhân sự có năng suất lao động cao, chất lượng.

- Phát triển mạng lưới: Với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân, MBbank luôn chú trọng phát triển mạng lưới, kênh phân phối. Năm 2016, MBbank có 208 điểm giao dịch tại 38 tỉnh thành trên cả nước, tăng 119 điểm giao dịch (tăng gấp 2 lần) so với 2011. Phát triển các kênh phân phối qua các chuỗi đại lý, kênh Viettel… (Nguyễn Văn Tân, 2015).

- Nâng cao chất lượng toàn diện: MBbank không ngừng nỗ lực xây dựng các giải pháp để kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt của một ngân hàng hàng đầu. Chất lượng dịch vụ tại MBbank luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cải tiến quy trình nội bộ, thường xuyên đo lường và kiểm soát bằng các công cụ ISO, SLA, LSS, xây dựng văn hóa cung cấp dịch vụ hướng tới khách hàng (Nguyễn Văn Tân, 2015).

2.2.1.4. Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABbank)

Trong năm 2016, ABbank đã triển khai các gói ưu đãi vè lãi suất cho vay, như: “Ưu đãi cả năm – Thỏa sức tận hưởng”, “Ưu đãi cho vay – Cơ hội trong tầm tay”, “Vui ưu đãi dài – Mừng lãi suất giảm” và “Đầy ưu đãi – Đủ niềm vui”… với tổng hạn mức các gói ưu đãi trong năm 2016 lến đến 4.380 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ nguồn vốn chi phí thấp từ ngắn hạn cho đến trung, dài hạn để thu hút khách hàng mới và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng hiện hữu.

Trước tình trạng huy động liên tục giảm của thị trường Việt Nam trong năm

2016, ABbank đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động khá linh hoạt, vừa đảm bảo đáp ứng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, vừa cân đối được nguồn vốn trung dạihạn để phục vụ cho vay (Nguyễn Văn Tân, 2015).

Cùng với đó, ABbank cũng kịp thời đưa ra những chương trình ưu đãi cho khách hàng gửi tiết kiệm như “Quà tặng tháng 3”, “Quà tặng mừng sinh nhật”,

“Hân hoan ngàn quà tặng - Phấn khởi đón lộc xuân” để tri ân khách hàng trong các dịp lễ, đồng thời tranh thủ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng cá nhân qua

đó giúp gia tăng quy mô và tổng tài sản của ABbank (Nguyễn Văn Tân, 2015).

2.2.2. Bài học rút ra đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất: Để thu hút mạnh mẽ và triệt để hơn nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -

chi nhánh tỉnh Phú Thọ cần mở rộng mạnh mẽ và đa dạng hơn nữa các hình thức huy động vốn linh hoạt, phát triển tài khoản tiền gửi như: tài khoản đa năng, áp dụng chi trả lãi suất lũy tiến cho tài khoản tiền gửi có số dư tăng cao, áp dụng hình thức thấu chi khi khách hàng có nhu cầu vay thanh toán với chính sách lãi suất ưu

đãi. Trên cơ sở Nhà nước có các chính sách và biện pháp vừa mang tính động viên vừa có tính bắt buộc nhằm hạn chế và giảm dần tối đa các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư, tiến tới thu hút các nhu cầu thanh toán, chi trả dịch vụ như

tiền điện nước, cước phí bưu chính, thuế, mua hàng với qui mô lớn cần thanh toán thông qua ngân hàng. Ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích thu hút tiền gửi như

áp dụng lãi suất tiền gửi cá nhân hợp lý, áp dụng thấu chi cho tiền gửi, thực hiện cho vay ưu đãi đối với khách hàng có tiền gửi thường xuyên ổn định tại ngân hàng khi họ có nhu cầu vay tiêu dùng, làm nhà, mua sắm ô tô,...

Thứ hai:Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi

nhánh tỉnh Phú Thọ cần phát triển các dịch vụ ngân hàng, trang bị thêm máy rút tiền tự động mang lại tiện ích cho khách hàng, trên cơ sở khắc phục tính cục bộ

không linh hoạt của việc sử dụng các thẻ ATM hiện nay. Mở rộng các hình thức thanh toán thẻ trong các NHTM Việt Nam là cơ sở để phát triển mạnh mẽ công tác thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, từ đó ngân hàng thu hút

được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn cho kinh doanh.

Thứ ba: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi

nhánh tỉnh Phú Thọ cần chú trọng đến việc hiện đại hóa công nghệ thiết bị ngân hàng thông qua đó để phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ như trả hộ lương cho các doanh nghiệp, thu hộ các khoản thanh toán dịch vụ cho các doanh nghiệp, phát triển dịch vụ ngân hàng tại gia, kết nối mạng thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng, thẻ đa năng, dịch vụ mobile banking, internet banking, home banking,... cùng với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tối ưu, ngân hàng đồng thời sẽ thu hút được một khối lượng tài khoản tiền gửi dân cư, nhờ đó sẽ tăng thêm qui mô nguồn vốn huy động.

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Khái quát đặc điểm của tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh miền núi nằm ở Trung Bắc Việt Nam, được tái lập ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10. Phú Thọ là tỉnh tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Đây

chính là yếu tố phát triển và lợi thế cần khai thác.

Phú Thọ có vị trí ở trung tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế: Hải

Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Cách thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu không xa. Với vị trí này, Phú Thọ có thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh, đồng thời có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ,

cung cấp thông tin…với bên ngoài (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.533,4 km2, có 13 huyện, thị, thành (01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện), 277 xã, phường, thị trấn, trong đó có 218 xã, thị trấn miền núi.

Phú Thọ được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều danh lam thắng cảnh, là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Trong đó phải kể đến Đền Hùng, đầm Ao Châu, rừng quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng Thanh Thủy…Với tiềm năng trên Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa dân tộc về với cội nguồn và du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.300 đến 1.935 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vậtnuôi đa dạng (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Tài nguyên du lịch

Phú Thọ trong những năm gần đây đang phát triển mạnh về du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Tỉnh có khu di tích Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ, khu du lịch Đầm Ao

Châu - Hạ Hoà, khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn. Trong 5 năm

2011-2016 doanh thu du lịch tăng bình quân 15,6%/năm (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quaczít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ m3, pyzít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)