4.2.1.1. Môi trường pháp lý
Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn từ khối khách hàng nói riêng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hưởng từ các quy định của cơ quan quản lý trực tiếp là ngân hàng nhà nước. Các quy định chính liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng nhà nước hiện nay bao gồm: quy chế về tiền gửi tiết kiệm, quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng; và quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của tổ chức tín dụng.
Trong các quy định trên, trước hết phải kể đến là quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Quy chế về tiền gửi tiết kiệm được ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN. Điểm bất cập lớn nhất trong quy chế này là tại Khoản 2 Điều 16 quy định: “Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và lãi suất áp dụng tối đa không vượt quá mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm”. Trong xu hướng các sản phẩm tiền gửi ngày càng phát triển, việc quy định cứng nhắc về lãi suất như trên khiến các NHTM không chủ động trong việc phát triển sản phẩm và chiến lược huy động của riêng mình.
Ngân hàng nhà nước chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động của các tổ
chức tín dụng, cũng đã bình ổn thị trường huy động vốn. Tuy nhiên trần lãi suất không thực sự hấp dẫn người gửi tiền khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, đồng thời ở một
số thời điểm khó tránh khỏi tình trạng ngấm ngầm vi phạm của một số tổ chức tín dụng gây kém minh bạch và cạnh tranh không lành mạnh trên thịtrường vốn.
Cùng với các chủ trương chính sách chung từ Ngân hàng Nhà nước thì NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ còn chịu sự quản lý của Hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Các chính sách chung về thủ tục, lãi suất,… được NHNo&PTNT ban hành và áp dụng chung cho toàn quốc. Do vậy trong hoạt
động huy động vốn từ khách hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ còn chịu ảnh hưởng của một sốchính sách như:
- Chính sách huy động vốn còn thiếu sót: Sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chủ yếu là sản phẩm truyền thống, đơn điệu, ít tiện ích, chưa có sản phẩm mang tính đột phá, mang dấu ấn đặc trưng của NHNo&PTNT Việt Nam, do đó vẫn chưa tạo được sức hấp dẫn cho khách hàng.
Gần như NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ không có sản phẩm huy động vốn riêng mà chủ yếu là sử dụng chung sản phẩm của NHNo&PTNT hội sở chính đề ra. Giữa các đợt huy động vốn không có sự gối đầu sản phẩm để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Ví dụ như khi sản phẩm huy động vốn này sắp hết hạn thì NHNo&PTNT Hội sở chính nên đưa ra một sản phẩm mới với lãi suất hấp dẫn hoặc khuyến mại dự thưởng để khi đến hạn khách hàng có thể chuyển ngay sang loại hình tiết kiệm mới mà không phải so sánh với các chương trình tiết kiệm của ngân hàng khác.
- Lãi suất huy động chưa cạnh tranh: Đặc biệt là lãi suất huy động EUR, USD còn quá thấp so với các ngân hàng TMCP khác nên không thu hút được nhiều khách hàng gửi EUR, USD, đặc biệt là hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước đã quy định và đưa lãi suất huy động USD về 0% và lãi suất tiền Việt Nam thì hiện nay đang có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn khá thấp. Với lãi suất này, khách hàng thường có tâm lý thà cất ở nhà còn hơn hoặc mang đến những ngân
hàng có lãi suất cao hơn. Mặc dù NHNN đã quy định mức lãi suất trần huy động có kỳ hạn kể từ ngày 1/7/2012 không được vượt 9% và đối với huy động trên 12 tháng, NHNN cho phép thả nổi lãi suất. Nhưng với những ngân hàng khác đang thiếu vốn huy động thì vẫn âm thầm tăng lãi suất thêm bằng các hình thức thưởng, quà tặng… Trong khi đó thì lãi suất ở NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ phụ thuộc vào chính sách lãi suất của trụ sở chính không vượt quá 9%. Điều này dẫn đến sự so sánh của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Khi khách hàng có tiền trong tài khoản
thanh toán, lập tức họ sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền sang các ngân hàng TMCP khác để hưởng lãi suất cao hơn.
Các chính sách điều hành lãi suất của NHNN còn chưa triệt để, chưa có các biện pháp xử lý vi phạm nghiêm khắc khiến một số NHTM không tuân thủ làm cho mặt bằng lãi suất tăng cao trái với sự điều hành chung của Ngân hàng Nhà nước.
4.2.1.2. Môi trường kinh tế
Kinh tế xã hội nước ta trong năm 2015 – 2017 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, lạm phát xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái. Trong thời gian 2015-2017 tỷ giá ngoại tệ, vàng luôn có sự biến động đặc biệt là giá vàng. Giá vàng liên tục tăng trong khoảng thời gian này cùng với chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng, sức khỏe của nền kinh tế suy giảm, làm cho người dân không còn niềm tin vào giữ tiền Việt Nam đồng, họ chuyển sang mua vàng để tích trữ, khiến cho nguồn vốn huy động giai đoạn này giảm.
Suy thoái kinh tế dẫn đến người dân cũng như các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn làm hạn chế nguồn tiền gửi vào ngân hàng. Có một bộ phận nhỏ trong dân chúng vẫn chưa quen với các hoạt động cũng như sử dụng các tiện ích của ngân hàng, tâm lý lo sợ lạm phát làm tiền mất giá… khiến khách hàng vẫn ngần ngại trong việc gửi tiền vào ngân hàng.
4.2.1.3. Yếu tố tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng
- Thói quen sử dụng tiền mặt, cất trữ ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của dân cư
còn lớn: Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.980 USD (số liệu
tổng cục thống kê 2015) thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và là nước có nền kinh tếsử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu. Thói quen của người dân sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa thay đổi do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa tiện ích và chưa tiếp cận được với đa số người dân. Các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ thanh toán) chủ yếu vẫn là ở khách sạn, nhà hàng… Mặt khác các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhiều khi cũng có ý muốn thu tiền mặt cho nhanh, gọn, tránh sự kiểm soát của nhà nước. Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho người dânít quan tâm đến các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là thủ tục giao dịch ở ngân hàng chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng.
- Về mặt tâm lý nếu muốn đầu tư dài hạn người dân có xu hướng đầu tư
vào các tài sản thuộc loại lâu bền như bất động sản, nhà cửa, vàng và ngoại tệ... Mặt khác, dân chúng còn thiếu lòng tin vào đồng tiền trong nước và hoạt động ngân hàng, nên khi gửi tiền vào ngân hàng người ta có xu hướng lựa chọn các khoản tiền gửi ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh hơn là đầu tư vào các công cụ nợ dài hạn hay gửi tiết kiệm dài hạn.
Cùng với tâm lý sử dụng tiền mặt nhiều, tâm lý gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng cũng được một số khách hàng lựa chọn, và đây thường là các khoản đầu tư với lượng vốn ít. Khách hàng khi lựa chọn các ngân hàng để gửi tiền vào thường ít quan tâm nhiều đến các sản phẩm của ngân hàng, mà họ thường quan tâm nhiều đến các ngân hàng nhà nước, hoặc thương hiệu của ngân hàng, hoặc là tiện cho các giao dịch của khách hàng. Và đối với các nhóm khách hàng được khảo sát thì mục đích gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là hướng tới mục đích cất giữ, tiết kiệm tiền và hưởng lãi suất.
Bảng 4.13. Mục đích lựa chọn gửi tiền vào Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
của khách hàng ơ Chỉ tiêu Ý kiến (n=110) Tỷ lệ (%) Cất giữ an toàn 90 81,82 Hưởng lãi 95 86,36 Thanh toán 48 43,64 Khác 30 27,27
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
(*) Mỗi khách hàng có thể chọn nhiều phương án trả lời
Mục đích gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng chủ yếu là hưởng lãi với trên 86,36% tổng số lượt khách hàng trả lời, mục đích cất giữ an toàn là chiếm trên 81,82%. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán chỉ
chiếm khoảng 43,64% tổng số lượt khách hàng điều tra. Do vậy, với tâm lý chủ
yếu là hưởng lãi thì khách hàng thường tập trung gửi tiền vào các ngân hàng có lãi suất lớn. Do vậy, nhiều ngân hàng đã lựa chọn hình thức tăng lãi suất bằng nhiều hình thức khác nhau để lôi kéo khách hàng và huy động được lượng vốn lớn. Cùng với đó mục đích cất giữ an toàn cũng được khách hàng đánh giá cao
nên, ngoài việc đưa ra các sản phẩm có lãi suất cạnh tranh thì ngân hàng cũng
cần chú ý đến việc bảo mật thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ, uy tín với
Bảng 4.14. Lý do khách hàng lựa chọn gửi tiền vào Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Lý do Ý kiến (n=110) Tỷ lệ (%)
Là ngân hàng có uy tín 88 80,00
Có nhiều chương trình khuyến mại 40 36,36
Lãi suất hấp dẫn 30 27,27
Thái độ phục vụ của giao dịch viên 80 72,73
Khác 35 31,82
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
(*) Mỗi khách hàng có thể chọn nhiều phương án trả lời
Khách hàng gửi tiền ngày nay chủ yếu tập trung vào hưởng lãi suất nên việc không trung thành với ngân hàng, việc giữ chân khách hàng với các ngân hàng thương mại ngày càng khó khăn. Các ngân hàng hiện nay luôn phải đối diện với nguy cơ khách hàng rút tiền ra để gửi lại vào các ngân hàng khác khác. Do đó, cùng với việc tăng trưởng thì việc duy trì cơ sở khách hàng hiện tại cũng là một công việc vô cùng quan trọng. Tâm lý thiếu trung thành và hay so sánh của khách hàng tuy là một nguyên nhân khiến việc huy động vốn từ khối khách hàng gặp khó khăn hơn song ở một khía cạnh khác nó cũng là cơ hội cho NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong việc thu hút các khách hàng mới.
Khách hàng chọn gửi tiền vào NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ với lý do là ngân hàng có uy tín, chiếm tỷ lệhơn 80% tổng sốlượt khách hàng, đây là chỉ
số cao nhất được khách hàng lựa chọn vì NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là một trong bốn ngân hàng lớn trên địa bàn có uy tín, luôn được đánh giá là ngân hàng
lá cờ đầu trong tỉnh được người dân tin cậy. Tỷ lệ khách hàng đánh giá lựa chọn
ngân hàng là vì thái độ phục vụ của giao dịch viên luôn thân thiện, hòa đồng,… là khá cao với gần 72,73% tổng số lượt khách hàng đánh giá. Tỷ lệ khách hàng lựa chọn ngân hàng vì có nhiều chương trình khuyến mãi và lãi suất hấp dẫn là thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 36,36% và 27,27% tổng số lượt khách hàng đánh giá. Nguyên
nhân chủ yếu vì thực tế các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh có lãi suất hấp dẫn, nhiều chương trình khuyến mại hơn so với các ngân hàng TMCP quốc doanh như
Ngân hàng TMCP ACB, Sacombank, Techcombank, VPBank… Tỷ lệ khách hàng lựa chọn ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọvì thái độ của nhân viên vì NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn coi trọng hai bộ quy tắc ứng xử và
quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp với tinh thần cốt lõi của chuẩn mực ứng xử
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là “Trung Thực - Thân Thiện - Tiên Tiến”.
4.2.1.4. Sự phát triển của các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hiện nay, trên thị trường huy động vốn thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại là rất lớn để lôi kéo khách hàng và giữa khách hàng đến với ngân hàng của mình để gửi tiền vào ngân hàng. Trên thị trường huy động vốn nhàn dỗi từ khối khách hàng có sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt do sự tăng nhanh cả về số lượng các tổ chức tín dụng và sự phát triển của các tổ chức tín dụng hiện có trên thị trường. Mức độ cạnh tranh gia tăng khiến NHNo&PTNT
chi nhánh tỉnh Phú Thọ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn nhàn dỗi từ khách hàng. Tuy nhiên, đây không chỉ là khó khăn riêng của ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ mà nó còn là khó khăn chung của các ngân hàng khác khi tham gia vào thị trường huy động vốn.
Trên địa bàn Phú Thọ, số lượng các tổ chức tín dụng tập trung rất đông,
mức độ cạnh tranh cao, một số ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô vừa và nhỏ có các biện pháp cạnh tranh khốc liệt để phát triển khách hàng gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Mặt khác các NHTM mở rộng mạng lưới cạnh tranh, dẫn đến thị phần các dịch vụ nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều bị chia sẻ.
Trong thời gian qua, các ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, phong phú, nhiều chương trình khuyến mại lớn thu hút khách hàng. Một số sản phẩm mới nổi bật như huy động vàng, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng trao giải hàng tuần, tiền gửi lĩnh lãi định kỳ và có thể rút gốc linh hoạt trước hạn từng phần… NHNo&PTNT chưa triển khai thực hiện.
Khi đối diện với thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy thì các ngân hàng thương mại khác ngày càng đưa ra được các sản phẩm huy động vốn hấp dẫn: Đây cũng là một áp lực rất lớn trong công tác huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Các sản phẩm huy động vốn của họ có lãi suất hấp dẫn hơn nhất là các ngân hàng TMCP, kỳ hạn đa dạng hơn như Techcombank có các hình thức tiết kiệm: tiết kiệm bội thu, tiết kiệm tích lũy tài tâm. Ngân hàng ACB có các hình thức: tiết kiệm - bảo hiểm lộc bảo toàn, tiết
kiệm đại lộc… Với các sản phẩm này, khách hàng đều được rút lãi và gốc linh hoạt, được ngân hàng tặng bảo hiểm. Kỳ hạn của các sản phẩm này rất đa dạng từ 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng ....
Cùng với đó là NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chưa chú trọng đến việc quảng cáo, chào bán các sản phẩm huy động tiền gửi mới tới khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp thị các sản phẩm huy động chỉ mang tính chất hình thức tư vấn, mỗi khi khách hàng vào ngân hàng có nhu cầu giao dịch gửi tiền. Mô hình NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chưa thiết lập phòng bán hàng, trong khi dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ cũng như sản phẩm bán lẻ cần chuyên môn hoá công tác bán hàng.