Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 60 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ

4.1.1.1. Quy mô, tốc độ phát triển nguồn vốn huy động

Nằm trên địa bàn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM CP với mức lãi suất hấp dẫn và linh hoạt, các sản phẩm phong phú. Agribank chi nhánh tỉnh Phú

Thọ luôn cố gắng hết mình trong công tác huy động vốn. Sự cố gắng đó được thể

hiện ở kết quả huy động vốn đạt được qua các năm, dựa vào quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Quy mô nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) (tỷđồng) (%) ( tỷđồng) (%) (tỷđồng) (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng nguồn vốn 1.579,00 100,00 1.846,50 100,00 2.181,30 100,00 116,94 118,13 Tổng VHĐ 1.369,20 86,71 1.596,50 86,46 1.871,30 85,79 116,60 117,21 Vốn khác 209,8 13,29 250 13,54 310 14,21 119,16 124,00

Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017) Quy mô vốn tiền gửi của Chi nhánh tăng dần qua các năm với mức độ tăng trưởng tốt. Tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tăng trưởng tốt và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ

nhu cầu sử dụng vốn cũng như đảm bảo an toàn tính thanh khoản của Chi

nhánh. Huy động vốn tăng ổn định ngay từ đầu năm, theo đó huy động vốn

bình quân cũng tăng lên. Đạt được sự tăng này do năm 2016 một mặt Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, mặt khác Chi nhánh theo sát diễn biến thị trường nên các chính sách tiền tệ được điều hành linh

hoạt, từđó thực hiện các chính sách phù hợp với từng giai đoạn, sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như đưa ra

những chính sách lãi suất huy động, mức lãi suất cạnh tranh nhưng phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Năm 2017, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại tiếp tục tăng và đạt 1.871,3 tỷ đồng, tăng

17,21% so với năm 2016. Đây là năm có nhiều thuận lợi cho công tác huy

động vốn của Chi nhánh. Có được mức tăng tưởng như vậy là nhờ Chi nhánh

đã chủ động điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ với mục tiêu nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và có những hoạt

động cụ thể như: liên tục điều chỉnh lãi suất huy động so với thời điểm đầu

năm, kết hợp với sự nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến sản phẩm. Đối với khách hàng cá nhân, các khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng sản phẩm “Thấu chi tài khoản cá nhân” như một tiện ích

gia tăng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: “Rộn ràng chào xuân”, “Mừng xuân Giáp Ngọ, rước lộc vào nhà”, “Tiết kiệm dự thưởng may mắn trọn niềm vui”, “Tiết kiệm vàng, rộn ràng quà tặng”, với nhiều giải thưởng có giá trị.

Nhìn chung qua các năm từ 2015 - 2017, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ với những nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động với mức độ tăng trưởng cao. Thành công trong công

tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành công khác đã thể

hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của Chi nhánh, bởi sự gia tăng nguồn vốn

huy động là thể hiện sựgia tăng niềm tin và sự quan tâm của khách hàng.

Đểphân tích rõ hơn về thực trạng những biến động nguồn vốn huy động có thể phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần, kỳ hạn, hình thức, loại tiền.

4.1.1.2. Cơ cấu vốn huy động

Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Theo cơ cấu đối tượng huy động vốn, nguồn vốn huy động của

NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ được hình thành từ các nguồn: vốn huy

động từdân cư, vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức khác và vốn huy động từ định chế tài chính. Sự biến động trong giai đoạn 2015 - 2017 của các nguồn này

Bảng 4.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2015 -2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng VHĐ 1.369,20 100,00 1.596,50 100,00 1.871,30 100,00 116,60 117,21 VHĐ từ dân cư 636,68 46,50 780,69 48,90 941,26 50,30 122,62 120,57 VHĐ từ DN, TC khác 219,07 16,00 336,86 21,10 445,37 23,80 153,77 132,21 VHĐ từ định chế tài chính 513,45 37,50 478,95 30,00 484,67 25,90 93,28 101,19

Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017) Bảng 4.2 cho thấy tình hình huy động vốn theo đối tượng của NHNo&PTNT

chi nhánh tỉnh Phú Thọ có sự biến động theo chiều hướng tích cực tăng dần qua các

năm. Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn huy động từdân cư, đây là nguồn vốn huy động quan trọng bậc nhất của ngân hàng. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức khác và các định chế tài chính

(ĐCTC) luôn chiếm tỷ lệ trên 46% trong tổng vốn huy động của Chi nhánh. Cụ thể,

năm 2016 quy mô nguồn vốn huy động này tăng lên đáng kể và tăng trưởng so với

năm 2015. Có được sự tăng trưởng trên là nhờ Chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng

lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nguồn vốn dân cư năm 2016 tại Chi nhánh đạt 780,69 tỷ đồng tăng

16,6% so với năm 2015, bước sang năm 2017, nguồn vốn huy động từdân cư đạt 941,26 tỷđồng tăng 17,21% so với năm 2016. Đây là mức huy động cao nhất từ trước đến nay của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọvà đã góp phần gia tăng

nền vốn theo đúng mục tiêu tái cơ cấu đã xây dựng. Đây là thành quả nỗ lực không ngừng của cả Chi nhánh. Xác định được mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là nhằm mục đích sinh lời, Chi nhánh đã có những bước

điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi, cùng với đó Chi nhánh tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ phía

dân cư. Dẫn đến sốlượng khách hàng cá nhân cũng gia tăng làm cho sốlượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào cũng tăng lên nên làm cho nguồn vốn huy động

của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọđạt được kết quả cao.

Bên cạnh đó thì nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp tổ chức kinh tế thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ít nhất so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, phần lớn doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô vừa và nhỏ hoạt động cầm chừng chủ yếu trong lĩnh vực giấy và thép, sự biến động của lãi suất… đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nên nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp vào ngân hàng không cao. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng này cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ tình hình huy động tại

NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng tương đổi ổn định. Nhìn chung

trong giai đoạn 2015-2017 mức huy động từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cũng tăng lên. Đạt được điều này bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của NHNo&PTNT

chi nhánh tỉnh Phú Thọ thì một nguyên nhân khác góp phần vào việc gia tăng

nguồn vốn huy động này là do năm 2017 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần ổn định hơn và đang trên đà phát triển

Về nguồn vốn huy động từ định chế tài chính, NHNo&PTNT chi nhánh

tỉnh Phú Thọ có một sốĐCTC truyền thống của Chi nhánh như Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

(SCIC)... Tuy nhiên trong năm 2016 HĐV cuối kỳ của ĐCTC giảm sút, ngay từ đầu năm 2017, Chi nhánh đã xác định được nguồn tiền gửi này sẽ giảm sâu nên

đã lường trước và tìm cách khắc phục sự sụt giảm này bằng cách nỗ lực tìm kiếm và phát triển khách hàng mới kịp thời bù đắp thiếu hụt như Công ty quản lý quỹ

Lộc Việt, Tập đoàn Bảo Việt.

Tóm lại, quy mô huy động vốn từdân cư và huy động vốn từ DN, TC kinh tếtăng dần qua 3 năm. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn huy động từ dân cư luôn giữ tỷ trọng lớn hơn (>46%) và cơ cấu này mang tính ổn định và bền vững. Cơ cấu này là hợp lý vì đối tượng dân cư chủ yếu là khách hàng cá nhân là

đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, nhu cầu tiện ích… Đồng thời kênh gửi tiền và ngân hàng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đối tượng là DN và TC kinh tế, các ĐCTC lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục

các tiện ích khác. Dẫn đến nguồn huy động từ các DN, TC kinh tế và ĐCTC thường dưới dạng tài khoản thanh toán khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao thì nguồn vốn huy động từ dân cư phần lớn luôn được ngân hàng duy trì ổn định, thường được gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các giấy từ có giá khác nên ngân hàng có thể có kế hoạch

đầu tư trung và dài hạn.

Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền huy động từ các DN, TC kinh tế và ĐCTC về cả quy mỗ lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi loại tiền gửi huy động được này thường có sốlượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của dân cư xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng huy động loại huy động này cao hơn tổng tiền gửi DN, TC kinh tếvà ĐCTC nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng sốlượng tài khoản tiền gửi của DN, TC kinh tế, ĐCTC. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng

các chi phí phát sinh kèm theo.

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Dựa vào bảng 4.3 cho thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọtăng dần qua các năm. Trong đó, lượng huy

động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy

động (trên 44%).

Bảng 4.3. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) (tỷđồng) (%) (tỷđồng) (%) (tỷđồng) (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng VHĐ 1.369,20 100,00 1.596,50 100,00 1.871,30 100,00 116,60 117,21 VHĐ không kỳ hạn 517,56 37,80 587,51 36,80 447,24 23,90 113,52 76,12 VHĐ ngắn hạn (dưới 12 tháng) 606,56 44,30 720,02 45,10 935,65 50,00 118,71 129,95 VHĐ trung và dài hạn (trên 12 tháng) 245,09 17,90 288,97 18,10 488,41 26,10 117,90 169,02

Trong giai đoạn năm 2015 – 2017, cho thấy vốn huy động không kỳ hạn

qua 3 năm chiếm tỷ trọng khá thấp. Việc chiếm tỷ trọng như vậy do, một phần loại tiền gửi này có tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này thường không cao, mặt khác khách hàng sử dụng hình thức này mục đích

chính là thực hiện các giao dịch thanh toán. Mục đích của họ không phải để nhận

lãi mà là để hưởng các dịch vụ ngân hàng cung cấp như dịch vụ thanh toán, thu chi hộ… Tuy nhiên nguồn vốn này trong giai đoạn 2015 – 2017 tăng khá ổn

định, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn. Xu

hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… gửi tiền vào để thực hiện thanh toán tiền lương cho công

nhân viên, thanh toán tiền hàng hóa hoặc cung cấp một số dịch vụthanh toán như

séc, ủy nhiệm chi, dịch vụ rút tiền tự động… Một lý do khác của việc tăng lên

này cũng do số ít cá nhân chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, chỉ mong muốn nhận một sốlãi nào đó với lượng tiền còn nhàn rỗi. Vì đây là loại tiền gửi không kỳ hạn vì không có kỳ hạn xác định nên khách hàng có thể rút ra bất cứ

lúc nào mà không cần phải báo trước thời hạn và khối lượng. Tiền gửi không kỳ

hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể

dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể huy động, Chi nhánh khó khăn

trong việc chuyển đổi kỳ hạn, cũng như không linh hoạt trong việc cho vay. Tuy

nhiên đối với nguồn tiền này thì ngân hàng chỉ phải trả lãi rất thấp.

Vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng qua 3 năm luôn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao do tính chất phù hợp thời gian và thuận lợi của nó với khách hàng. Khách hàng có thể gửi theo nhiều kỳ hạn từ 01 tuần đến 36 tháng. Trong đó lượng tiền gửi từ 6 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cho Chi

nhánh. Đạt được kết quả này một phần do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trên 12 tháng (trung và dài hạn) vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn và

cũng không thể dựđoán trước sự biến động của lãi suất nên phần lớn khách hàng gửi theo hình thức ngắn hạn. Việc huy động vốn ngắn hạn dưới 12 tháng với tỷ

trọng cao có thể giúp ngân hàng chủđộng hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn, ngân hàng cũng chỉ phải trả lãi ở mức thấp, nhưng đồng nghĩa

với việc vốn cho vay ở quy mô hạn hẹp hơn, lợi nhuận thu về ít, nhu cầu cho vay dài hạn khó linh hoạt và cũng có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn dưới 12 tháng kém ổn định so với nguồn vốn trung và dài hạn.

Ngoài hai nguồn vốn kể trên phải kể đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn

huy động nhưng cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Về phía Chi

nhánh chưa có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền trung và dài hạn nên cơ cấu nguồn vốn này chưa cao.Một cơ cấu huy động như vậy là

chưa được phù hợp và thiếu tính ổn định. Tuy nhiên giai đoạn 2015 - 2017 vẫn có sự biến động tăng giảm thất thường, nguyên nhân của việc giảm do việc lãi suất huy động vốn liên tục giảm dẫn đến nhiều khách hàng tiền gửi đã chuyển

sang kênh đầu tư khác. Một số không nhỏ khách hàng đầu tư tiền gửi theo các

đợt huy động có khuyến mãi, dẫn đến nguồn vốn huy động trên 12 tháng có sự

biến động như vậy. Do vậy, nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời sự biến động của nguồn vốn này làm cho nguồn vốn huy động không có sựổn định lâu dài.

Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động

Trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh phân theo các hình thức huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)