Phần 1 Mở đầu
2.1. Cở cở lý luận
2.1.4. Nội dung đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.4.1. Đánh giá hiệu quả huy động vốn theo đối tượng huy động
Để phân tích hiệu quả huy động vốn theo đối tượng huy động ta thường phải sử dụng phương pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ thống kê là một trong những
phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích khác. Bởi vì chỉsau khi phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất, đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác mới có ý nghĩa. Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, ta có thể phân tổhuy động vốn theo các tiêu thức như: đối tượng huy động, kỳ hạn huy động…
Việc phân tích hiệu quả huy động vốn theo đối tượng huy động để thấy được đối tượng, hình thức huy động vốn nào có hiệu quả cao hơn với cùng mức chi phí như nhau, để từ đó có chính sách quản lý phát triển đối tượng khách hàng cho phù hợp, hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ việc huy động vốn
(Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014).
2.1.4.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn qua phân tích cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử
dụng nhằm thu lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hóa nguồn vốn - tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục
tiêu mà ngân hàng đặt ra.
Khi đã huy động được vốn, để có thể tạo ra lợi nhuận, ngân hàng thương
mại phải tiến hành kinh doanh mà chủ yếu là cấp tín dụng, các ngân hàng thương
mại có thể sử dụng nguồn vốn đó để kinh doanh dưới các hình thức khác nhau
như: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp… Nhưng vấn đề cốt lõi là cơ cấu huy động vốn của ngân hàng phải phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Vốn huy động ngắn hạn phải được sử dụng chủ yếu
để cho vay ngắn hạn và vốn huy động trung, dài hạn phải được sử dụng chủ yếu cho việc cho vay trung và dài hạn, đảm bảo sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả
2.1.4.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn qua chi phí huy động vốn và giá vốn FTP
a. Chi phí huy động vốn
Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay laị muốn lãi suất thấp. Là trung
gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn
đó để cho vay với mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường. Chi phí huy động
được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn), lãi suất
huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014).
Mặt khác, cũng với một mức chi phí lãi bình quân, sựđa dạng hóa trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động là cần thiết, sựđa dạng hóa lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn.
Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộhuy động, chi phi in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo… Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014).
Việc xác định chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản nhằm xác định lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014).
b. Về cơ chế giá FTP
Cơ chế quản lý vốn tập trung (QLVTT) hay gọi là cơ chế giá FTP (Fund
Tranfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại Hội sở chính (HSC). Các Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với HSC (thông qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của CN và
bán vốn để CN sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng CN được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Tập trung rủi ro
thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
Nguyên tắc thực hiện cơ chế giá FTP bao gồm:
- Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thông qua cơ chế “mua/bán” vốn. Công
tác điều hành vốn nội bộ được chuyển từ cơ chế “mua/bán” vốn. Cùng với sự
chuyển đổi này thì toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về HSC. Lãi suất hay giá của hoạt động “mua/bán” vốn (giá chuyển vốn FTP) trong từng thời điểm do HSC xác định và thông báo tới các CN.
- QLVTT và thống nhất tại HSC. Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tái sản thống nhất và duy nhất, đảm bảo kiểm soát thu nhập – chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
- Giá chuyển vốn.Đây là công cụ quan trọng trong công tác điều hành vốn tại HSC và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi CN. Hiệu quả hoạt động của CN sẽđược đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức thống nhất trên
cơ sở chênh lệc lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn nội bộ.
Chuyển rủi ro thanh khoản rủi ro lãi suất về HSC. Quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất đựợc thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp, ủy quyền đến các bộ phận theo quy định của Tổng Giám đốc bằng các văn bản cụ thể. CN thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng(Nguyễn Minh Kiều, 2012).